MÓN ĂN "CHỐNG" VÀO NHỮNG NGÀY TẾT

16:51 |
Các món ngâm chua ngọt chống ngấy ngày Tết
Ngoài bánh chưng, giò, thịt gà, chân giò, trong mâm cỗ ngày Tết nên có thêm một đĩa rau củ quả ngâm có vị chua, cay, ngọt để 'dễ nuốt' hơn nhé.

1. Rau củ ngâm chua ngọt


Rau củ quả giòn, hơi chua chua và có vị ngọt nhẹ, có thể ăn kèm với thịt luộc hoặc kho đều ngon.

Nguyên liệu:

- 2 quả dưa leo
- 1 củ cà rốt
- 1 củ cải trắng vừa ăn
- Nửa thìa nhỏ muối
- Hỗn hợp pha chua ngọt: 20g muối, 30g đường cát trắng, 60ml giấm, 100ml nước lọc
- Vài tép tỏi.

2. Rau muống ngâm chua ngọt giòn cay hấp dẫn


Rau muống giòn, hơi chua chua và cùng vị cay của ớt, thơm của tỏi, dùng kèm với thịt luộc hoặc ăn kèm với cơm tấm.

Nguyên liệu:

- 1 bó rau muống
- 1 củ cà rốt
- Muối, giấm, đường, tỏi và ớt quả
- Lọ thủy tinh sạch.

3. Gân bò ngâm chua ngọt


Tết đến, bạn hãy trổ tài đãi bạn bè món gân bò giòn có vị chua nhẹ, được dùng kèm với ngó sen, cà rốt, hành khô ăn chống ngán, rất hấp dẫn trong những ngày có quá nhiều đồ mặn.

Nguyên liệu:

- 500g gân bò
- 1 củ cà rốt
- Một ít củ hành khô
- 200g ngó sen
- Dấm, đường, muối, ớt quả.

4. Ổi xoài ngâm chua ngọt


Xoài và ổi giòn, hơi chua chua, ngọt ngọt ăn kèm với tương ớt hoặc muối ớt là món ăn vặt thú vị của người miền Trung.

Nguyên liệu:

- Ổi, xoài xanh, bạn có thể chọn cóc tùy theo sở thích của bạn
- Đường, giấm, muối, nước lọc
- Ớt bột, muối, dầu ăn, đường
- Lọ thủy tinh sạch.

5. Cóc ngâm chua ngọt - món ăn vặt ai cũng mê


Cóc giòn chua chua, ngọt ngọt được chấm kèm với muối ớt cay nồng, là món ăn vặt dành cho chị em phụ nữ ai cũng mê.

Nguyên liệu:

- 500g cóc
- Muối, giấm, đường, ớt bột
- Lọ thủy tinh sạch, que tre dùng để ghim cóc.
Xem chi tiết …

10 MÓN NGON LẠ MIỆNG NGÀY TẾT

16:44 |
Ngày Tết cổ truyền, mâm cơm trong mọi gia đình đều được chú trọng sao cho ngon, đẹp mắt và còn mang ý nghĩa đủ đầy cho cả năm.

Ngày nay, sự giao thoa văn hóa đã khiến mâm cơm ngày Tết không chỉ có những món cổ truyền xưa kia như giò lụa, giò xào, dưa hành, canh măng mọc… mà thêm vào đó là những món mang phong cách hiện đại, nhưng vẫn là những món ăn bổ dưỡng, mang ý nghĩa của sự sung túc cho năm mới

1. Salad trái bơ và thịt cua


Nguyên liệu:

Quả bơ, hành tây tím, cải bó xôi, thịt cua bể.

Gia vị gồm: mù tạt hạt, dầu olive, giấm, nước chanh, tiêu muối, tỏi.
Thực hiện:

- Quả bơ cắt hạt lựu, hành tây tím cắt hạt lựu, cải bó xôi cắt nhỏ vừa.

- Cách làm nước sốt: Cho mù tạt hạt vào đánh cùng với dầu ô liu, sau đó cho giấm và một ít nước chanh, tiêu muối nếm vừa, đánh đều lên.

- Thịt cua xào thơm với tỏi và dầu olive sau đó trộn với quả bơ cho vào khuôn. Bày lên đĩa, cho cải bó xôi lên trên cùng, rưới sốt vòng quanh.
2. Thăn bò cuốn nấm kim châm


Nguyên liệu:

Thăn bò, bacon (đồ nguội), nấm kim châm.

Gia vị gồm: muối, tiêu, dầu ăn, mù tạt, sốt bò.
Thực hiện:

- Thịt thăn bò dần mỏng, ướp muối, tiêu, bột bò sau đó cho nấm kim châm vào cuộn lại.

- Bacon cuốn ngoài thịt bò, đem áp chảo chín, bày ra đĩa. Đổ sốt bò và sốt mù tạt vàng lên trên.
3. Đùi gà nướng


Nguyên liệu:

Đùi gà, su hào, cà rốt, hoa lơ xanh, bánh chưng, bơ.

Gia vị gồm: muối, tiêu, bột gà, các loại lá thơm, tỏi, ketchup, mù tạt vàng, nước táo, cocacola, sốt ớt, sốt BBQ.
Thực hiện:

- Đùi gà lóc xương tẩm ướp muối, tiêu, bột gà, các loại lá thơm sau đó đem nướng chín.

- Su hào và cà rốt thái mỏng, hoa lơ xanh xào với bơ, tỏi. Bánh chưng áp chảo đến khi chuyển màu vàng. Bày tất cả ra đĩa.

- Cách làm sốt: Cho ketchup, sốt Worcetershire, mù tạt vàng, nước táo, sốt BBQ, một ít nước cocacola, tương ớt, tất cả đánh đều lên sau đó nêm vừa gia vị.
4. Cá tẩm bột chiên


Nguyên liệu:

Cá (tùy chọn loại), bột mì, trứng gà, khoai môn, bacon, hành tây, tiêu, muối, bột hải sản, rượu vang trắng, dầu ăn, rau các loại, bơ, tỏi.
Thực hiện:

- Cá tẩm ướp tiêu, muối, bột hải sản, rượu vang trắng sau đó lăn qua bột mì đánh cùng lòng đỏ trứng gà, trứng lăn qua bột chiên, rán vàng. Khoai môn nghiền trộn với bacon và hành tây băm nhỏ sau đó lăn qua bột mì rồi đem ăn.

- Cách làm sốt: Làm sốt trắng sau đó cho sốt atiso đỏ vào, nêm gia vị vừa.

- Rau các loại xào với bơ tỏi.

5. Salad củ đậu mực khô


Nguyên liệu:

Củ đậu, mực khô, cà rốt, rau mùi, rau thơm, đường, giấm, tỏi, ớt, sốt ớt gà, nước chanh, gia vị.
Thực hiện:

- Củ đậu, cà rốt thái chân hương, rau mùi, rau thơm thái khúc to. Mực nướng chín, xé nhỏ trộn với củ đậu và cà rốt, rau thơm bày ra đĩa.

- Nước sốt: Đường, giấm, tỏi, ớt, sốt ớt gà, một ít nước chanh nêm vị chua ngọt.

6. Salad cải xoong với tôm


Nguyên liệu:

Rau cải xoong, cà rốt, hành tây, tôm, sốt ớt gà, tiêu, muối, mù tạt xanh, dầu ăn, giấm, nước chanh, gia vị.
Thực hiện:

- Rau cải xoong ngắt nhỏ, cà rốt, hành tây thái chỉ. Tôm sơ chế sạch, bóc vỏ, tẩm ướp sốt ớt gà, tiêu, muối sau đó đem áp chảo.

- Cách làm sốt: Mù tạt xanh đánh đều với sốt dầu giấm, một ít nước chanh, nêm gia vị vừa.

- Bày tất cả ra đĩa.

7. Cơm thịt bò


Nguyên liệu:

Thịt bò, rau các loại theo mùa, muối, tiêu, bột gà, bột ngũ vị hương, dầu hào, xì dầu trắng, cơm trắng, 2 ống tre.
Thực hiện:

- Thịt bò thái mỏng tấm ướp muối, tiêu, bột gà, một ít bột ngũ vị hương, dầu hào và xì dầu trắng, sau đó xào chín cho vào ống tre đem nướng.

- Rau xào theo mùa, chọn rau bạn thích là được. Bày ống tre thịt bò và rau, cơm trắng vào đĩa, ăn nóng.
8. Cá hấp ngao


Nguyên liệu:

Cá, ngao, rau mồng tơi, muối, tiêu, bột hải sản, xì dầu, ớt đỏ, bún.
Thực hiện:

- Ngao luộc chín, giữ lấy nước để hấp cá.

- Cá tẩm ướp, muối, tiêu, bột hải sản, áp chảo qua, sau đó cho vào hấp nước ngao. Rau mồng tơi cho vào nước luộc ngao hấp.

9. Cá nướng lá chuối


Nguyên liệu:

Cá hồng, khoai môn, gia vị, lá chuối.
Thực hiện:

- Cá hồng lọc bỏ xương, ướp gia vị. Khoai môn gọt vỏ, hấp chín. Sau đó nghiền nát. Lá chuối rửa sạch, nướng qua lửa cho mềm. Gói miếng cá vào trong lá chuối và đem nướng chín. Bày tất cả ra đĩa, ăn cùng khoai môn nghiền.

- Trước khi ăn, bạn nên làm nóng nước dùng trở lại, khi nước bắt đầu sôi, thả tôm đã lột vỏ, rửa sạch vào. Nấu ở ngọn lửa vừa khoảng 2 phút hay cho đến khi tôm trở nên đục.

- Trang trí với vài lát ớt và lá ngò.

10. Soup tôm kiểu Thái


Nguyên liệu:

Tôm sú, nấm rơm, sả, riềng, ớt hiểm, rau mùi, cơm trắng, nước, soup tom yam paste, canh, đường, nước mắm, lá chanh, ngò.
Thực hiện:

- Tôm sú cắt bỏ râu, rửa sạch, để ráo. Nấm rơm gọt gốc rửa sạch. Sả cay đập giập, cắt khúc dài. Riềng gọt vỏ, xắt lát mỏng. Ớt hiểm đập giập. Ngò rí rửa sạch, cắt khúc.

- Cho nước, riềng, sả, ớt, lá chanh vào nồi, đun sôi, tiếp theo cho tôm sú, nấm rơm, soup tom yam paste vào nồi nấu cho tôm chín, nêm đường, nước mắm và nước cốt chanh cho có vị chua ngọt vừa ăn. Múc súp tôm vào bát, cho rau mùi vào. Dùng nóng với cơm hay bún đều ngon.
Xem chi tiết …

KHÉO TAY LÀM MÓN TẾT

16:15 |
Mứt Tết - Du Lịch Tết
Ngày Tết, nếu khéo tay, bạn vẫn có thể chế biến những món ngon, tiện lợi tại nhà mà không cần phải mua những thực phẩm tương tự chế biến sẵn. 

Bạn cũng không phải lo về hậu quả của những chất bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm làm sẵn này. 

Mứt ngày Tết

*Mứt dứa dẻo


Nguyên liệu:

- Dứa (thơm): 1 trái
- Đường: 600 gr
- Nước chanh, phèn, vani, muối

Sơ chế: Gọt vỏ dứa, cắt miếng khoanh tròn (bỏ lõi) hoặc bổ làm tư, thái miếng vừa ăn.

Cho một chút muối vào ướp với dứa khoảng 15 phút rồi xả sạch.

Chuẩn bị nồi nước sôi ( 1 lít nước sôi cho vào 5g phèn chua tán mịn), chần dứa trong vòng 5-10 phút, vớt ra xả nước lạnh.

Ướp đường vào dứa và phơi nắng khoảng 3h.

Xào mứt: Đặt chảo lên bếp, cho dứa vào đến khi đường bắt đầu sôi thì vặn thật nhỏ bếp;

Lật các miếng dứa nhẹ nhàng, khi gần cạn thì cho nước chanh vào để đường không bị vón cục và mứt có vị thanh;

Đun mứt tới khi đường sệt quánh (kéo tơ) thì tắt bếp;

Cho vani vào mứt, để nguội rồi cho vào lọ.

*Mứt dâu tây dẻo


Nguyên liệu:

- Dâu tây: 1kg

- Đường: 1kg

- Chanh, Vani

Sơ chế:

Cắt cuống dâu tây, ngâm trong nước muối pha loãng, rửa sạch;

Cắt đôi quả dâu tây, ướp đường 1 – 2 h để đường thấm vào dâu tây.

Xào mứt:

Đặt chảo lên bếp, cho dâu tây vào đến khi đường bắt đầu sôi thì vặn thật nhỏ bếp;

Đảo dâu tây nhẹ nhàng, khi gần cạn thì cho nước chanh vào để đường không bị vón cục và mứt có vị thanh;

Đun mứt tới khi đường sệt quánh (kéo tơ) thì tắt bếp;

Cho vani vào mứt, để nguội rồi cho vào lọ.

Các món ngon ngày Tết

*Tôm xào nấm rơm



Tôm không chỉ chế biến nhanh mà còn bắt mắt bởi sắc đỏ rực, mang lại cảm giác ngon miệng và thể hiện sự may mắn trong bữa ăn của ngày xuân.

Nguyên liệu:

300g tôm sú, 200g nấm rơm búp, 50g củ cải đường, 1/2 củ cà rốt, 30g ngò gai, 1 thìa cà phê hành tím băm, 1/2 thìa súp nước mắm ngon, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/4 thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn.

Thực hiện:

Tôm sú bỏ đầu, lột vỏ, chừa đuôi, lấy chỉ lưng, ướp hạt nêm, để khoảng 5 phút cho thấm.

Nấm rơm búp rửa sạch, chẻ đôi dọc. Củ cải đường bỏ ngọn, rửa sạch, để vỏ, cắt lát mỏng theo chiều ngang.Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, cắt lát mỏng. Ngò gai rửa sạch, cắt khúc.

Làm nóng dầu ăn trong chảo, phi thơm hành tím băm, cho tôm vào xào săn trên lửa lớn, cho nấm rơm, cà rốt, củ cải đường vào, thêm 2 thìa súp nước sạch, xào chín, nêm nước mắm, hạt nêm vừa ăn, rắc ngò gai vào, trộn đều.

Múc ra đĩa, dùng nóng rất ngon.

Khi cho nấm rơm, cà rốt, củ cải đường vào xào nên cho thêm ít nước để nấm chín và có độ ngọt hơn là xào khô. Có thể thay củ cải bằng nguyên liệu khác tuỳ thích.

* Làm sao để nấu bánh chưng và bánh tét để giữ màu xanh cho bánh mà không độc hại?

Để giữ màu xanh cho bánh, hãy thử những cách sau:

- Dùng nồi tole để nấu bánh. Nồi tole cũng tạo môi trường kiềm bên trong để giữ được màu xanh cho bánh.

- Khi nấu cho vào một ít thuốc tiêu NaHCO3, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh.
Gạo nếp ngâm trước 1 đêm, được trộn với nước lá riềng xanh mướt

- Một số nơi ở miền Trung, trước khi gói bánh tét, người ta ngâm nếp qua nước tro. Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong.

- Dùng lá giềng (riềng) giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.

- Ngâm nếp trong nước dứa từ 1 đến 3 giờ hoặc vắt chanh vào nếp trước khi gói, như vậy bánh sẽ mau chín hơn. Nhưng không nên ngâm lâu vì nếp có thể bị rã thành bột.

- Lá dong rửa sạch từng tàu

Để có bánh chưng, bánh tét ngon thì phải chỉn chu và công phu từ khâu chọn lá, chọn nếp, đậu, thịt heo đến khâu nấu bánh:

- Lá mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.

- Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy để rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ trong và lâu bị chua.

Lá gói còn lại thì lót xuống đáy nồi và xung quanh

- Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.

- Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.

- Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, còn bánh tét thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.

*Dưa cải chua


Chuẩn bị: 1 kg cải xạ loại cọng to, dày, 100 gr muối hột, 100 gr đường.

Cách làm: Cải rửa sạch, có thể để nguyên cây, tách ra từng bẹ lá hoặc cắt khúc khoảng 4 cm tùy theo ‎ thích của người làm. Phơi cải ngoài nắng khoảng nữa buổi để cải héo, sau đó mang vào để cải mát hẳn mới chế biến.

Xếp cải vào thố sành hoặc keo thủy tinh. Muối cho vào nước đun sôi, vớt bọt, lọc sạch. Để nước muối thật nguội mới đổ vào thố ngập mặt cải. Đậy nắp kín, để chổ mát. Ngâm dưa cải khoảng 2 – 3 ngày, cho thêm đường vào trộn đều. Sau đó ngâm tiếp một ngày nữa là dùng được.

Chú ý: Dưa cải chua bắt đầu ăn được có thể giữ trong một tuần. Tuy nhiên, nếu để quá lâu dưa cải sẽ nhũn và quá chua. 

Sau khi dưa cải ăn được, để thêm khoảng 4 – 5 ngày. Sau đó vớt ra cho vào tủ lạnh ăn dần dưa cải sẽ ngon và không bị quá chua. 

Có thể chia dưa cải làm nhiều phần đựng riêng trong hộp, phần nào ăn trước thì trộn thêm hành, ớt, tỏi để tăng thêm hương vị thơm ngon.

*Dưa món



Chuẩn bị: củ cải trắng, đu đủ xanh, su hào mỗi thứ 0,5 kg. 300 gr cà rốt, 200 gr củ kiệu đã sơ chế, 100 gr tỏi, 20 trái ớt hiểm, 0,5 lít nước mắm ngon, 700 gr đường, 15 gr bột ngọt, ½ muỗng cà phê phèn chua và 100gr muối.

Cách làm: Su hào, đu đủ, gọt vỏ cắt miếng dày 2 mm dài 5 cm. Cà rốt tỉa hoa cắt dày 2 mm. Củ cải trắng cắt cọng dày 1 cm, dài 4 cm. 

Tất cả cho vào ngâm với nước muối 1 ngày. Vớt ra, ngâm với phèn chua khoảng 20 phút, xả sạch, vắt thật ráo. Phơi rau củ một nắng, khi phơi nhớ trở đều. Tỏi, ớt, phơi cho héo.

Nước mắm, đường, bột ngọt nấu chung, vớt bọt thật kỷ. Để nước mắm thật nguội. Các loại rau củ, tỏi, ớt, kiệu trộn đều cho vào keo thủy tinh. Chế nước mắm đường vào, đậy kín. Dưa món để khoảng 1 tuần là ăn được.

Chú ý: Khi ngâm dưa món nên dùng nan tre gài lên mặt rau củ để dưa món luôn chìm trong nước mắm. Và nên trừ hao chỉ cho rau củ chiếm tối đa 8/10 keo và lượng nước mắm cũng hơi dư vì khi ngâm, rau củ sẽ hút nước mắm nở lớn, vì nước mắm vừa đủ ban đầu sẽ hụt sau khi rau củ hút nước mắm.

*Dưa kiệu


Chuẩn bị: 1 kg kiệu Huế, 1 chén tro bếp, 50 gr muối, 600gr đường và khoảng 0,8 lít giấm trắng.

Cách làm: Kiệu cắt ớt lá, để rễ, rửa sạch cát đất. Cho kiệu vào thau, tro bếp đánh đều ra nước ngâm với nước ngập mặt kiệu 1 ngày. Xả sạch kiệu cắt rễ, phơi 3 nắng cho kiệu thật khô. 

Cắt sát rễ, lá, vỏ lụa. Ngâm kiệu với nước muối ½ ngày, vớt ra để thật ráo. Nấu giấm với đường và 1 muỗng cà phê muối. Hớt bọt thật kỷ. Đợi giấm nguội hoàn toàn, xếp kiệu vào keo, chế nước giấm đường vào. Dùng cọng tre gài cho kiệu chìm trong nước giấm đường. Kiệu để khoảng 3 tuần lễ là dùng được.

*Thịt đông


Chuẩn bị: khoảng 1,5 kg chân giò, 300 gr da heo, một ít muối, tiêu.

Cách làm: Cạo, làm sạch chân giò, hơ lửa cho hơi rám da rồi rửa lại và chẻ đôi. Lóc thịt và da cắt thành miếng nhỏ trộn chung với da heo cũng xắt nhỏ. Ướp muối, tiêu để khoảng 30 – 40 phút.

Cho phần thịt đã ướp vào nồi rồi châm nước sôi ngập thịt khoảng ¼ đốt lóng tay. Sau khi nấu sôi hạ bớt lửa để nồi thịt chỉ sôi nhẹ và vớt liên tục cho hết bọt. Nếu nước cạn, châm thêm nước để giữ mức xâm xâm mặt thịt và nấu cho đến khi thật rục. Rắc vào bát đựng một ít tiêu rồi múc thịt đổ vào. Thịt sẽ đông khi nguội.

Chú ý: Bảo quản bằng cách cho vào tủ lạnh. Nếu muốn thịt đông mềm thì dùng ít da hơn, còn muốn cứng thì tăng lượng da lên.

*Cơm rượu



Chuẩn bị: 1 kg nếp ngon, 2 viên men cơm rượu (lượng men nhiều hay ít tùy nơi bán ), một ít lá chuối, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng vôi ăn trầu.

Cách làm: Vôi ăn trầu bọc lá chuối nướng khô, rồi ngâm vào nước, để lắng qua đêm. Nếp vo sạch, cho vào thau ngâm với nước có muối và nước vôi trong khoảng 4 – 5 giờ. Chắt bỏ nước ngâm, cho nước mới sâm sấp mặt nếp nấu chín. 

Trải cơm nếp ra mâm, rắc mem giã nhuyễn đều lên mặt. Đợi cơm nếp nguội hẳn, dùng tay nhún qua nước muối vo cơm nếp thành viên. Dùng lá chuối bọc từng viên cơm rượu xếp chồng lên nhau vào thố sành. Đậy kín thố sành để 3 ngày, cơm rượu sẽ lên men ra nhiều nước. Cơm rượu có thể ăn kèm với xôi vò.

Chú ý: Nếu làm nhiều cơm rượu để đỡ tốn thời gian có thể dùng khuôn chữ nhật cao ép cơm nếp vào rồi dùng dao nhún vào nước muối pha loảng cắt thành khối vuông. 

Nhưng cũng phải bọc từng viên cơm rượu bằng lá chuối thì mùi cơm rượu mới ngon. Khi làm nhiều nên dùng xửng hấp để ủ cơm rượu. 

Những viên cơm rượu được xếp ngăn trên, khi nước cơm rượu ra sẽ rơi xuống ngăn dưới, khi ăn chan nước cơm rượu vào, cơm rượu sẽ không bị bả hoặc đục nước. Ủ cơm rượu nên để trong gian bếp gần chổ nóng để cơm rượu có điều kiện lên men tốt.

Ram (Huế) 


Chuẩn bị: 250 gr tôm bạc đất, 150 gr thịt nạt dăm, 10 gr nấm mèo, 10gr nún tàu, 50 gr giá, 1 muỗng hành tím băm,1 muỗng tỏi băm, 1/2 muỗng muối,1/3 muỗng tiêu, 50 gr tương xay, 1 muỗng đường, 1 muỗng ớt băm, 1 muỗng mè rang và 12 cái bánh tráng.

Cách làm: Tôm lột sạch quết nhuyễn. Thịt cắt nhỏ quết nhuyễn. Trộn thịt và tôm quết đều cho bún tàu, nấm mèo thái sợi, giá bóp vụn vào. 

Nêm gia vị vừa ăn. Dùng bánh tráng gói nhân hình tam giác, chiên vàng. Phi tỏi, cho tương vào xào, nêm đường vừa ăn; cho mè rang, ớt băm vào. Ram chấm tương ăn kèm rau thơm.

Chú ý: Để tăng thêm không khí của ngày Xuân tươi đẹp, một chút cách điệu sẽ giúp món ăn duyên dáng hơn. Ram bình thường được cuốn tròn như chả giò. 

Nhưng gói ram theo kiểu tam giác, ram sẽ lạ mắt và giòn hơn, nhai khoái khẩu hơn. Khi chiên, canh vừa thấy ram ươm vàng thì mở lửa lớn để đẩy dầu từ trong ra, rồi vớt ram ra ngay. Sức nóng tích trong từng chiếc ram sẽ làm nó vàng đều mặt ngoài. 

Nếu để trong dầu đến lúc thấy ram vàng đều mới vớt ra, có thể không kiểm soát được lửa sẽ làm món ăn bị già lửa quá sẽ mất ngon.

Chúc các bạn có bữa cơm ngày Tết thật ngon và ấm áp hạnh phúc!
Xem chi tiết …

BÍ QUYẾT NẤU MÂM CƠM BA NGÀY TẾT

14:56 |
Mâm cỗ đầu năm mới thể hiện sự no đủ, đầm ấm của một gia đình người Việt. Mâm cơm ngày tếtthể hiện mong ước năm mới an lành, ấm no, thành công cũng như hanh phúc gia đình. Chính vì thể,mâm cơm ngày Tết luôn được bỏ nhiều công sức và tỉ mỉ.



Theo phong tục Tết Nguyên Đán của người Việt Nam, mâm cơm đầu năm đầy đủ phải có bốn bát:bát ninh, bát măng hầm giò lợn, bát mọc, bát miến và bốn đĩa:thịt gà (thịt lợn), giò (chả), nem thính (có thể thay bằng đĩa xào), dưa muối. Kế bên đó là một đĩa xôi (hoặc bánh chưng) và chén nước chấm, tổng cộng là mười món. Tượng trương cho số mười của sự tròn đầy, viên mãn.

Đặc biệt, đối với người miền Bắc, mâm cơm được chuẩn bị rất kĩ càng và công phu. Từng món ăn phải đạt đủ các yếu tố chất lương mới được xếp chung vào mâm. Ví dụ thịt gà phải là thịt gà trống choai, được chọn lựa cẩn thận: mào gà, hình dáng gà, đặc biệt là cựa gà. Người Việt Nam quan niệm: cựa gà có đẹp thì cả năm mới sung túc, ấm no. Gà được thịt để cúng giao thừa, sau đó chia cho con cháu ăn hưởng lộc.

Thịt lợn phải chọn được miếng thịt lợn đầy đặn, có đủ nạc, mỡ (thường 1/3 mỡ, 2/3 nạc), dầy mình, vuông vắn.

Giò có thể là giò nạc, giò lụa, miếng giò chắc, thơm ngọt. Giò được gói tròn. Trong mâm cơm có bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, khoanh giò tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hoà hợp, cân bằng giữa trời đất và con người. Âm dương cân bằng, gia chủ mới mạnh khoẻ, con cháu ngoan hiền, làm ăn phát đạt.

Mâm cơm đầu năm còn có đĩa xôi. Xôi đầu năm mới phải là xôi gấc hoặc xôi đỗ. Màu đỏ của gấc, màu vàng ruộm của đỗ thể hiện niềm tin, hi vọng của gia chủ vào một năm mới làm ăn thành công, gặp nhiều may mắn.

Các cụ có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Trong mâm cơm ngày Tết không thể thiếu được đĩa dưa hành vàng óng, thơm lừng. Dưa hành không chỉ để ăn kèm với thịt luộc mà còn là một món ăn rất tốt cho sức khoẻ trong dịp Tết. Thông thường, trong dịp Tết, mọi người thường ăn rất nhiều thịt, đồ nếp, đồ ngọt vì vậy đĩa dưa hành chính là một món ăn rất tốt cho hệ tiêu hoá, đảm bảo cho cả gia đình có một năm mới khoẻ mạnh.

Mâm cơm ngày Tết phải có đầy đủ các vị: vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh … tất cả tạo nên một mâm cơm sum vầy no đủ.

Tại sao phải có đủ bốn bát, bốn đĩa trong mâm cơm đầu năm? Thực ra, con số bốn là con số tượng trưng cho sự vuông vắn, cân đối, đầy đặn, vững chãi. Ngoài ra còn có đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm là mười. Số mười tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn. Mâm cơm đầu năm mới đã thể hiện tất cả những mong ước của gia chủ về một năm mới an lành, ấm no, thành công và hạnh phúc.

Mâm cơm đầu năm mới trước để cúng thần linh, ông bà tổ tiên để xin lộc của thần linh, tiên tổ. Hết tuần hương, mâm cơm được dọn cho cả nhà cùng ăn, với ý nghĩa hưởng lộc của thần linh, tổ tiên phù hộ, cả năm không ốm đau, con cháu học hành tấn tới, làm ăn phát đạt, gia đình thuận hoà, tránh mọi tai ương.

ĐK Tổng Hơp


Xem chi tiết …