CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGÀY TẾT

14:11 |

Vào dịp tết, sự thiếu điều độ trong đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi... có thể khiến cho nhịp sinh học bị đảo lộn, gây ra bệnh tật. Các vấn đề về sức khỏe có thể chỉ là chứng cảm cúm, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa..., nhưng cũng có thể là các tai biến nguy hiểm. Tết còn là thời điểm con người dễ bị stress, dẫn đến sa sút tinh thần và thể chất, giảm sức miễn dịch. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy và ngộ độc thức ăn cũng hay xảy ra vào mùa tết. Đối với trẻ em chú ý các bệnh dễ mắc bệnh trong thời gian này như sốt xuất huyết, viêm phổi, tiêu chảy, trái rạ, rubella.

An toàn vệ sinh thực phẩm lâu nay đã trở thành một vấn nạn, thị trường luôn đầy rẫy sản phẩm không an toàn. Từ rau củ quả nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại dùng để bảo quản trái cây lâu ngày không bị hư cho đến việc tạo màu sắc bắt mắt. Thịt, cá tồn dư kháng sinh, bị tẩm hóa chất bảo quản, thực phẩm chế biến chứa formol, hàn the. Bánh kẹo, mứt sử dụng toàn hóa chất, màu công nghiệp lòe loẹt... Đó cũng chính là những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Thông thường khi đến ngày lễ tết, mọi người hay cho phép mình "tới bến" và bỏ quên chế độ ăn uống, tập luyện thường xuyên. Để rồi sau một tuần "xả láng", cơ thể uể oải không muốn bắt đầu lại công việc. Vậy để hòa mình trong không khí vui tươi ngày tết, chúng ta cũng cần giữ gìn sức khỏe thật tốt để hưởng một cái tết trọn vẹn.


Để làm được điều đó, trước tiên ta phải bố trí thời gian sinh hoạt hợp lý, điều độ. Không nên thức quá khuya, nhất là đối với người cao huyết áp, bệnh tim mạch. Tranh thủ nghỉ trưa tối thiểu 30 phút hàng ngày.

Bên cạnh đó, ta nên thường xuyên sử dụng nguồn thực phẩm nhiều nước, giàu chất xơ như các loại rau, củ, quả, ngũ cốc, bánh mì đen thay cho những loại thực phẩm có nhiều chất béo và bột đường. Những thực phẩm loại này không chỉ giúp ta đạt được cảm giác ăn đủ và ăn no, mà còn giúp ta kiểm soát được phần năng lượng đưa vào. Ăn uống vừa phải, không quá no. Những loại thức ăn nhiều chất béo như thịt ba rọi, bánh tét nhân mỡ, lạp xưởng nên hạn chế, và ăn kèm với thực phẩm lên men như dưa cải, kim chi nhằm tăng khả năng tiêu hoá nhờ sự hoạt động của các loại men vi sinh. Thực phẩm để quá 6 giờ đều phải hâm nóng lại. Tốt nhất là ăn ngay sau khi chế biến. Nên hạn chế việc thêm chất béo vào món ăn như: dùng cách hấp để chế biến món ăn thay cho việc xào hay chiên, nếu bắt buộc phải chiên xào thì dùng dầu thực vật thay cho mỡ…

Ngoài ra, khi tiếp xúc với bạn bè, không nên uống rượu quá say. Rượu làm tăng kích thích, nói chuyện hoạt bát, hưng phấn, vui vẻ, nhưng khi uống quá nhiều, rượu lại ức chế thần kinh, khiến người uống không kiểm soát được lời nói, hành vi, đâm ra mất vui. Cũng không nên uống những loại thuốc làm "tăng đô", thực chất những thuốc giả rượu đều làm cho quá trình chuyển hóa rượu nhanh hơn, chứ không phải làm không say.


Cũng cần nên tránh tiếp xúc với môi trường nhang khói, tuyệt đối không hút thuốc trong lúc bị tắt tiếng. Khói thuốc là nguyên nhân đứng đầu trong các nguyên nhân làm cổ họng bị khô. Ngoài ra, cần uống nhiều nước để giúp cho cổ họng giữ ẩm nhiều hơn. Nên uống nước lạnh hoặc nước trái cây. Nước trà quá đậm và các loại rượu có thể làm cổ họng có cảm giác khô hơn.

Để xử trí kịp thời những bệnh tật hoặc tai nạn có thể xảy ra trong mấy ngày Tết, mỗi gia đình nên dự trữ sẵn một số thuốc và dụng cụ y tế. Ngoài ra, cũng nên đi tư vấn bác sĩ về những thông tin cần thiết cho sức khỏe của bạn cũng như gia đình bạn. Nếu bạn không có thời gian đi đến bác sĩ, bạn có thể truy cập vào những website về sức khỏe để được tư vấn. bacsi.com là một địa chỉ đáng tin cậy cho bạn, luôn cung cấp những thông tin về sức khỏe, những nghiên cứu của các bác sĩ trong và ngoài nước.
Xem chi tiết …

2 MÓN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG MÂM CỔ TẾT MIỀN NAM

08:49 |
Đó là những món ăn mà hầu như ngày Tết nhà nào cũng có.

Nếu như trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể thiếu bánh chưng, thịt gà, xôi đỗ… thì với người miền Nam, hai món canh khổ qua dồn thịt và thịt khi hột vịt nước dừa cũng vô cùng quan trọng không kém.

Mỗi một món ăn thờ cúng của người miền Nam đều có những ý nghĩa rất riêng biệt. Ngay cả hoa quả thờ cũng vậy. Theo nhiều người chia sẻ, khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ thờ quả có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như “chui nhủi”, ngụ ý thất bại), cam (“quýt làm cam chịu”), lê (“lê lết”), táo (người Nam gọi là “bom”), lựu (“lựu đạn”) và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.

Đó là lý do tại sao người Miền Nam lại lựa chọn món canh khổ qua để làm món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Theo quan niệm của họ, “khổ qua” là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn. Xong, đây cũng là món ăn rất mát, có thể giúp bạn giải ngán trong những Tết ăn nhiều chất đạm như thế này.

Người miền Bắc cũng có món khổ qua dồn thịt (mướp đắng nhồi thịt) tuy nhiên ít khi họ chế biến thành canh. Hãy thử trải nghiệm văn hóa ẩm thực đầy chất tâm linh của người miền Nam qua món khổ qua dồn thịt này nhé!

Canh khổ qua dồn thịt

Nguyên liệu:
- 1kg khổ qua (lựa trái ngắn, nở gai to)
- 300g thịt nạc dăm
- 1 lòng trắng trứng
- 1g nấm mèo khô (mộc nhĩ)
- 1/2 kg xương
- 100g cá thác lác
- 5 tép hành lá, ngò, tiêu, muối, bột ngọt
- 5 củ hành tím, ớt, nước mắm

Theo quan niệm của người miền Nam, “khổ qua” là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn (Ảnh: Internet)


Cách làm:

- Khổ qua: Dùng dao rạch 1 đường ở giữa không bị đứt hết trái, móc hột bỏ ra rửa sạch để ráo.
- Thịt: Rửa sạch, bằm hoặc xay nhuyễn ướp chút tiêu, muối, bột ngọt, hành lá lấy phần trắng.
- Cá: nêm chút muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn quết cho dai.
- Hành lá: Rửa sạch, cắt ngắn 2cm phần trắng giã nhuyễn cho vào thịt cá..
- Củ hành: Bóc vỏ bằm nhuyễn, phi với dầu ăn cho vàng thơm.
- Ớt: Bỏ hột thái xéo mỏng.
- Xương: Rửa với nước muối xả sạch, chặt nhỏ hầm lấy 2 lít nước dùng.
- Khổ qua cắt làm đôi, dùng mũi dao nhỏ khoét bỏ phần hột, rửa sạch, để ráo nước.
- Trộn chung thịt, cá, nấm mèo, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, củ hành, hành lá lấy phần trắng.
- Nêm lại vừa ăn, dồn nhân này vào trái khổ qua.
- Nấu sôi nước dùng trở lại cho khổ qua vào hầm lửa riu riu vớt bọt để nước được trong.
- Khi tất cả chín nêm lại vừa ăn (tiêu, muối, bột ngọt, nước mắm) nhấc xuống.
- Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu, hành lá và ngò.
- Ăn nóng với chén nước mắm nguyên chất + ớt thái khoanh.

Lưu ý: có thể tăng hoặc giảm thịt và nguyên liệu bằng cách so sách với lượng ruột khổ qua. Lượng ruột bao nhiêu thì lượng nguyên liệu nhồi vaò tương đương là vừa khéo.
Để xem khổ qua nhồi thịt chín chưa, bạn có thể thử bằng cách châm vào một que tre nhỏ, thanh xuyên qua trái dễ dàng là được.

Thịt kho hột vịt nước dừa (thịt kho tàu)

Trong những ngày đầu năm mới, ở miền Nam nhà ai cũng chuẩn bị một nồi thịt kho tàu để đón Tết. Món ăn là sự kết hợp giữa những khúc thịt ba rọi, hột vịt luộc trong cái vị hơi ngọt và béo của nước dừa tươi.

Thịt kho tàu có thể ăn được với nhiều món như củ kiệu, dưa giá, dưa cải chua nhưng ngon nhất là ăn kèm với dưa giá. Cái vị chua chua mặn mặn của dưa giá hòa quyện trong vị ngọt, bùi và hơi béo của thịt kho làm mất đi cảm giác ngấy và đem lại món ăn ngon miệng trong những ngày đầu năm mới.

Nguyên liệu:

- Thịt bắp đùi heo: 3 kg
- Trứng vịt: 15 quả
- Hành ta: 4 củ
- Dừa xiêm: 4 quả
- 1 củ tỏi, 5 quả ớt


Thịt kho tàu có thể ăn được với nhiều món như củ kiệu, dưa giá, dưa cải chua nhưng ngon nhất là ăn kèm với dưa giá (Ảnh: Internet)

Cách làm:

- Thịt cạo rửa sạch, để ráo nước, thái miếng to.
- Ướp gia vị vào thịt (4 thìa cà phê đường, 3,5 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê mì chính, 1/8 thìa cà phê ngũ vị hương, hành tỏi giã nhuyễn), để hai giờ cho thấm.
- Xào thịt cho săn lại. Cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1 bát ăn cơm nước mắm (200g). Khi nước mắm và thịt sôi lên, đổ nước dừa vào nồi.
- Trứng vịt luộc chín bóc vỏ, cho vào nồi. Thả ớt vào kho chung.
- Đun nhỏ lửa, hớt bọt cho đến khi thật mềm là được.

(Tổng hợp)


Xem chi tiết …

BÀI VĂN CÚNG KHẤN MỒNG MỘT TẾT NGUYÊN ĐÁN

08:43 |
Đây là các bài văn cúng ngày tết: trong nhà, ngoài trời, và cúng mùng 1 trong ngày Tết Nguyên Đán, mọi người có thể xem hoặc in ra giấy để dễ dàng đọc hơn.

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA TRONG NHÀ.
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT ! ( 3 lần )

Kính lạy :

Đức Đương Lai hạ sinh DI LẶC Tôn Phật.
Hoàng Thiên , Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Long Mạch , Táo Quân , chư vị Tôn Thần.
Các cụ Tổ Tiên nội , ngoại chư vị tiên linh.
Nay phút giao thừa năm Quý Tỵ ,
Chúng con là………………………
Ngụ tại………………………………………

Phút giao thừa vừa tới , nay theo vận luật , tống cựu nghênh tân , giờ Tý đầu Xuân , đón mừng Nguyên Đán , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , cúng dâng Phật Thánh , dâng hiến Tôn Thần , tiến cúng Tổ Tiên , đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời :

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương , Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa , Phúc Đức Chính Thần , các Ngài Ngũ phương , Ngũ thổ , Long Mạch Tài Thần , các Ngài Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh Cao Tằng Tổ Khảo , Cao Tằng Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ , Cô di tỷ muội , nội ngoại tộc chư vị hương linh cúi xin giáng về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh Tiền chủ , Hậu chủ , y thảo phụ mộc ở trong đất này. Nhân tiết giao thừa , giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân , thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ : Minh niên khang thái , trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an , gia đạo hưng long thịnh vượng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

Văn cúng giao thừa

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA NGOÀI TRỜI.
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT ! ( 3 lần )

Kính lạy :

Đức Đương lai hạ sinh DI LẶC TÔN PHẬT.
Hoàng Thiên , Hậu Thổ , chư vị Tôn Thần.
Ngài Cựu Niên Đương cai Hành khiển.
Đương niên Thiên Quan Chu Vương Hành khiển , Thiên Ôn hành binh chi thần , Lý Tào phán quan năm Quý Tỵ.
Các Ngài Ngũ phương , Ngũ thổ , Long mạch , Táo Quân , chư vị Tôn Thần.
Nay là phút giao thừa năm Quý Tỵ
Chúng con là……………..
Ngụ tại ………………….

Phút thiêng giao thừa vừa tới , năm cũ qua đi , đón mừng năm mới , tam dương khai thái , vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân , dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.

Quan cũ về triều để khuyết , lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay , thể đức hiều sinh , ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh , dâng hiến Tôn Thần , đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai , Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần , Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương , Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa , Phúc Đức Chính Thần , các Ngài Ngũ phương , Ngũ thổ , Long mạch Tài Thần , các Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ : Minh niên khang thái , trú dạ cát tường. Thời được chữ bình an , gia đạo hưng long thịnh vượng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

VĂN KHẤN TỔ TIÊN NGÀY MÙNG 1 TẾT.
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !

Kính lạy :
Đức Đương Lai hạ sinh DI LẶC Tôn Phật .
Các cụ Tổ Khảo , Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ , Cô di tỷ muội , đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc , ngoại tộc.
Nay theo Tuế luật , Âm Dương vận hành tới tuần Nguyên Đán , mồng Một đầu xuân mưa móc thấm nhuần , đón mừng năm mới.
Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ Tiên , như trời cao biển rộng , khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật , oản quả hương hoa kính dâng lên trước án.

Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo , Cao Tằng Tổ Tỷ , Bá thúc đệ huynh , Cô di tỷ muội , nam nữ tử tôn nội ngoại. Cúi xin thương xót con cháu , linh thiêng giáng về linh sàng , hâm hưởng lễ vật.

Phù hộ độ trì cho con cháu năm mới an khang , mọi bề thuận lợi , sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách nào xâm , tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời : các vị vong linh , tiền chủ , hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hường.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Cẩn cáo.

VĂN KHẤN THẦN LINH TRONG NHÀ ( MÙNG 1 )
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT ! ( 3 LẦN ) 

Kính lạy :
Đức Đương Lai hạ sinh DI LẶC Tôn Phật.
Phật Trời , Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Chư vị Tôn Thần.
Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng , nhằm ngày Tết Nguyên Đàn đầu xuân , giải trừ gió đông lạnh lẽo , hung nghiệt tiêu tan , đón mừng Nguyên Đán xuân thiên , mưa móc thấm nhuần , muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết , chốn chốn tường trình.
Tín chủ con là …………………………..
Ngụ tại ……………………………………….
Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa , cơm canh lễ vật bày ra trước án , dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà , ân đức rộng lớn.
Ngôi cao vạn trượng uy nghi , vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi , Tôn Đức càm thông. Cúi xin giáng lâm trước án , chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương , con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng , đội đức Tôn Thần Bản xứ.
Hộ trì tín chủ , gia lộc gia ân , xá quá trừ tai.
Đầu năm chí giửa , nửa năm chí cuối , sự nghiệp hanh thônmg , sở cầu như ý.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

LỄ CÚNG MÙNG 3 THÁNG GIÊNG RA MẮT HÀNH BINH HÀNH SỰ .
( Ngày nầy cũng là lễ cúng Tết Thầy, tôn vinh TỔ NGHIỆP ) .

LỄ CÚNG :
- 1 bình bông, 1 đĩa 5 thứ trái cây , 2 cây đèn cầy, 3 cây nhang , 3 chun rượu , 3 chun trà .
- 1 dĩa mứt, 1 miếng bánh tét (bánh chưng), 1 dĩa nhỏ muối , gạo.
- 1 con gà trống luộc.

LỜI KHẤN:
- Tịnh pháp giới chân ngôn: ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM ( 3 LẦN )
- Án Thổ Địa chân ngôn : NAM MÔ TAM MÃN ĐA MỘT ĐÀ NẨM, ÁN ĐỘ RÔ ĐỘ RÔ , ĐỊA VĨ TA BÀ HA ( 3 LẦN ) .
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm…, con tên …tuổi …hộ khẩu thường trú …phường…quận…Con cùng gia đình ra mắt chư Thần chu niên, Nhựt Nguyệt chư Thần , Tổ Thầy, Tổ Nghiệp nghề của con là …
Cúi xin chư vị độ trì tân niên PHƯỚC LỘC, gia sự bình an, nghiệp nghề thăng tiến , mọi sự hanh thông …
Nam mô Phổ cúng dường Bồ tát , ma ha tát.
- Lạy 3 lạy .
Xem chi tiết …

XÓA TAN LO NGẠI TRONG CHUYẾN DU LỊCH NGÀY TẾT

17:01 |
Đi du lịch vào những ngày lễ, tết có thể khiến chúng ta gặp nhiều phiền phức và rắc rối như tắc đường, đông đúc và vé đắt.
Đi du lịch vào những ngày lễ, tết có thể khiến chúng ta gặp nhiều phiền phức và rắc rối như tắc đường, đông đúc và vé đắt. Tuy nhiên, nếu bạn khôn khéo một chút, thì những rắc rối đó chẳng thể ảnh hưởng tới kế hoạch vui chơi của bạn.

Cài đặt ứng dụng du lịch phổ biến

Cài đặt các phần mềm ứng dụng du lịch phổ biến như Waze GPS hoặc Google Maps sẽ giúp bạn định hướng đúng tuyến đường trên hành trình của mình. Với ứng dụng điện thoại di động của Travelzoo, bạn có thể dễ dàng tìm đến bất kỳ nhà hàng nào.

Lên kế hoạch sớm
Hãy lên kế hoạch cho chuyến du lịch càng sớm càng tốt để được hưởng những ưu đãi tốt nhất từ hãng hàng không mà bạn đã lựa chọn và chủ động đặt vé sớm để tránh tình trạng đông đúc vào những ngày cận kề. Cố gắng chọn những chuyến bay thẳng để giảm bớt thời gian chờ đợi trung chuyển giữa các chặng bay. Không nhất thiết phải chọn sân bay lớn, mà ngược lại sân bay nhỏ sẽ đỡ đông hơn.

Đặt phòng tại một khách sạn dành cho doanh nhân
Tại các thành phố lớn, khách sạn dành cho doanh nhân rất ít khách trong những ngày nghỉ, vì thế bạn có thể dễ dàng đặt phòng cho mình mà vẫn được hưởng những dịch vụ chất lượng như những khách sạn khác.

Sử dụng dịch vụ an ninh thông minh tại sân bay
Dịch vụ này giúp đảm bảo an toàn hành lý của bạn trong những ngày đông đúc này và bạn cũng chẳng cần phải vất vả xách theo đống đồ của mình.

Tranh thủ nghỉ ngơi tại phòng chờ
Chỉ cần bỏ ra chút tiền bạn có thể được nghỉ tại một phòng chờ cao cấp. Đây là một cách giúp bạn thoát khỏi sự ồn ào và cũng là một không gian tuyệt vời để bạn nghỉ ngơi trong khi chờ đợi.


Không nhất thiết phải là điểm đến nổi tiếng
Bạn nên chọn các địa điểm du lịch không quá nổi tiếng cho các chuyến đi trong dịp lễ mà nên chọn các tour du lịch khám phá. Khi đến các vùng biển bạn có thể chọn đến các hòn đảo còn nguyên sơ, không khí thoáng mát, trong lành để nghỉ ngơi và thưởng thức các món ăn của địa phương, tham dự các lễ hội, tìm hiểu phong tục của người dân địa phương.


Chuẩn bị hành trang chu đáo
Bạn nên chuẩn bị đồ đạc sinh hoạt, quần áo, thực phẩm và thuốc men cho số ngày dự kiến cho hành trình. Không nên mang đồ đạc lỉnh kỉnh quá nhiều để tránh thất lạc đồ hoặc bỏ quên đồ. Nên mang theo số tiền mặt vừa đủ tiêu trong chuyến du lịch, đừng quên thẻ ATM nhé. Đặc biệt, trước khi đi bạn nên liên hệ lại với đơn vị tổ chức du lich theo tour để chắc chắn các dịch vụ trong chuyến đi mà bạn đã đặt.
Xem chi tiết …

CÁC LƯU Ý KHI ĐI CHƠI TẾT

16:24 |
Nên hỏi giá trước

Tết, nhiều hàng quán thường mặc nhiên lên giá đột biến mà không thông báo cho khách hàng. Có nơi bạn không hỏi trước, khi vào ăn rồi chủ quán hét gấp hai, ba lần cũng phải chịu. Ai cũng viện lí do “Tết mà!” để tăng giá. Nếu chủ quan, có thể bạn sẽ không đủ tiền để trả đâu. Đừng ngại khi hỏi giá trước nhé bạn.

Đi chơi Tết - Du Lịch Tết

Nên tìm chỗ giữ xe tin cậy

Ngày Tết, một số tuyến đường khu trung tâm không cho xe cộ vào nên bạn phải tìm chỗ gửi xe thật an toàn để tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra nhé! Mà nè, một số nơi còn không nhận giữ xe đạp nữa đó nên bạn phải tìm trước nơi trú ngụ tạm thời cho con ngựa sắt của mình trước khi du xuân nhé.

Nên mang giày thấp

Nếu đi chơi với bạn bè, bạn nên mang dép thấp cho dễ di chuyển. Thử tượng tưởng đi bộ hết đường hoa, chợ hoa với đôi giày cao sẽ mỏi thế nào? Đẹp thì có đẹp thật nhưng nó sẽ làm bạn mệt mỏi khi phải đi lại nhiều đó.

Nên để tiền trong ATM

Có nhiều tiền lì xì Tết, bạn nên để vào thẻ ATM hơn là mang theo những lúc đi chơi vì có thể bị móc túi và sẵn tiền trong tay, đụng đâu xài đó. À, nhớ thủ danh sách những nơi có máy rút tiền để tìm điểm gần nhất khi cần nha. Hiện nay máy rút tiền của các ngân hàng có ở các quận huyện trong thành phố rồi bạn à.

Nên thận trọng điện thoại, máy hình

Ngày Tết ở những khu trung tâm thường rất đông đúc và kẻ xấu hay lợi dụng trà trộn vào để cuỗm những vật có giá trị của bạn. Những tên này lấy rất “ngọt” đến nỗi bạn không biết và chúng sẽ chuyền nhanh cho đồng bọn xung quanh nên bạn khó lòng phát hiện được lắm. Cẩn thận là trên hết.
Xem chi tiết …

MẸO LÀM BÁNH TẾT

15:57 |
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu của người Việt Nam trong dịp lễ Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các gia đình đã không còn tự gói bánh chưng nữa mà chuyển sang mua sẵn. Hương vị ngày tết ngày càng xóa nhòa trong mắt mọi người khi thiếu hình ảnh cả gia đình cùng làm bánh chưng…

Bánh Tết - Du Lịch Tết

Hình ảnh cả gia đình cùng làm bánh chưng ngày càng hiếm thấy ở Việt Nam

Bánh chưng thường được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong vào các dịp Tết cổ truyền của Việt Nam. Nhân dịp tết 2013, chúng tôi xin hướng dẫn bạn đọc cách gói bánh chưng như sau:

Nguyên liệu của bánh chưng:
Lá dong tươi: chọn lá dong rừng to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt.
Lạt giang.
Gạo nếp: gạo nếp thu hoạch vụ mùa; gạo thu hoạch vụ này hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. (Nhiều người cứ muốn kiêu sa để tỏ ra am hiểu nên đưa ra yêu cầu chọn nếp cái hoa vàng, thực ra không đến lỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng)
Đỗ xanh: chọn loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… sẽ thơm và bở hơn) sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi…, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ… bằng sành là tốt nhất
Thịt lợn: chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Chọn thịt ba chỉ (ba dọi)
Hành củ tươi.
Gia vị: hạt tiêu, muối


Chuẩn bị nguyên liệu: 
Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt. Dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng lá, để ráo nước.
Gạo nếp: gạo nhặt loại bỏ hoàn toàn gạo khác lẫn vào, vo thật sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối, thời gian: 12-14 giờ, vớt ra để ráo.
Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn, chia ra theo khẩu phần, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ.
Thịt lợn: thái thành miếng to dài, tẩm ướp chút muối, tiêu, hành trong 1 giờ
Hành củ: bóc vỏ, thái lát mỏng
Hạt tiêu: rang thơm, tán nhỏ


Cách gói bánh chưng:

Có hai cách để gói bánh chưng là gói bằng tay hoặc sử dụng các khuôn bằng gỗ có sẵn để gói. Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và gói nhanh hơn, còn gói bánh không khuôn thì bánh được gói chặt hơn do cảm nhận của đôi tay người gói dẫn đến việc điều chỉnh lực gói.

Cách gói bánh chưng bằng tay:
  • Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập,
  • Lá dong rải lên trên lạt, chú ý phải quay mặt trong lá ra phía ngoài (để sau này, khi bánh chưng chín sẽ có màu xanh mướt)
  • Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau,
  • Lượt trên: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu,
  • Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,
  • Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo,
  • Thịt lợn, lấy 2 miếng rải đều vào giữa bánh,
  • Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt,
  • Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng
  • Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông,
  • Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay
  • Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.
  • 2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp.
Cách gói bánh chưng bằng khuôn có sẵn

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên, nhưng lúc đầu, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn. Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.


Sau khi hoàn thành được các cặp bánh chưng vừa ý, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành luộc bánh. Thời gian luộc bánh chưng thường kéo dài từ 10-12 tiếng đồng hồ để có được bánh dẻo và ngon hơn. Trong quá trình luộc, phải liên tục canh mức nước để đảm bảo cho bánh luôn ngập trong nước. Trước khi xếp bánh vào nồi, lưu ý nên rải một ít lá dong thừa xuống dưới đáy nồi để tránh lớp bánh dưới cùng bị dẹp và xấu…
Xem chi tiết …

ĐIỂM ĐẶT BÁNH CHƯNG TẾT NGON Ở SÀI GÒN

15:45 |
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến dịp Tết Nguyên Đán 2014. Các cửa hàng bánh chưng, bánh tét ở Sài Gòn đã bắt đầu sôi động với những đơn đặt hàng bánh cho ngày Tết. Bánh chưng, bánh tét mỗi miền thường có những nét riêng của mình, bạn nên lựa chọn kĩ để tránh đặt mua xong lại không thích.


Bánh chưng là món ăn không thể thiếu ngày Tết của người Việt Nam

Bánh chưng, bánh tét là hương vị ẩm thực đặc trưng ngày Tết của người Việt Nam. Hình ảnh cả nhà quây quần bên nhau nấu nồi bánh chưng là kỷ niệm đáng nhớ của mỗi người. Tuy nhiên, với cuộc sống hối hả hiện nay, nhiều gia đình không còn đủ thời gian để tự nấu bánh chưng cho nhà mình. Thay vào đấy, mọi người sẽ tìm kiếm những cửa hàng có làm bánh chưng để đặt hàng cho ngày Tết thêm phần ý nghĩa… Thường các cửa hàng sẽ theo hương vị của từng vùng miền khách nhau. Bạn có thể tìm hiểu ở các cửa hàng đặc sản Hà Nội hay chợ Bà Hoa để hiểu rõ hơn.


Các cửa hàng bánh chưng ở Sài Gòn đã bắt đầu nhận gói bánh

Với nhiều người Sài Gòn, bánh chưng miền Bắc vẫn được ưa chuộng hơn vì hương vị thơm ngon và cách gói cũng theo phong cách cổ truyền Việt Nam. Giá bánh chưng hiện nay dao động từ 50.000 đồng cho đến 300.000 đồng tùy theo kích cỡ bánh. Điển hình như Bánh mì Hà Nội có ba mức giá là 145.000 đồng, 195.000 đồng, 260.000 đồng tương ứng với trọng lượng của chiếc bánh. Cửa hàng Như Lan có giá thấp hơn, 130.000 đồng, 180.000 đồng và 220.000 đồng tương ứng với trọng lượng bánh 1,2 kg, 1,6 kg, 2 kg. Trong khi đó, cơ sở bánh chưng Nam Vang chỉ có hai loại: 180.000 đồng một cặp 3 kg và loại đặc biệt là 210.000 đồng.


Bánh chưng, bánh tét miền Trung tuy không có sức hút bằng bánh chưng Hà Nội nhưng cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng. Loại bánh này đang được bán nhiều trong hệ thống siêu thị Maximark, Coop Mart, Big C, cửa hàng bánh Như Lan. Giá cho bánh tét cũng tương đối mềm. Nổi bật nhất vẫn là các cửa hàng trong chợ Bà Hoa (Tân Bình) với giá 50.000 đồng cho một đòn loại 1,2 kg;cửa hàng Như Lan 130.000 đồng một bánh tét.


Trong những năm gần đây, trên nhiều báo mạng rộ lên thông tin luộc bánh chưng, bánh tét bằng cục pin để mau chín hơn nhưng lại quá độc hại cho sức khỏe. Việc phân biệt bánh chưng, bánh tét luộc bằng pin cũng khá khó khăn cho người tiêu dùng. Trước khi mua, bạn nên kiểm tra vỏ bánh, nếu vỏ bánh có chút đen, cầm lên không chắc chắn thì khả năng đó là do nấu quá nhanh.

Dưới đây là một số địa chỉ đặt bánh chưng, bánh tét được nhiều người tin tưởng ở Sài Gòn:

Bánh chưng:

- Cửa hàng Ngọc Hương – 160 Võ Thị Sáu, quận 3.

- Cửa hàng Đặc sản Hà Nội – 84A Trần Quốc Toản, quận 3.

- Bánh chưng gốc Bắc Nam Vang – 424 Trường Chinh, quận Tân Bình.

- Cửa hàng giò chả Phú Hương – 170 Võ Thị Sáu, quận 3.

- Cửa hàng Bích Ngọc – 168A Võ Thị Sáu, quận 3.

- Cửa hàng xôi chè 408/14A Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp.

- Hệ thống cửa hàng bánh Như Lan; Bánh mì Hà Nội.

Bánh tét:

- Các cửa hàng trong chợ bà Hoa – đường Trần Mai Ninh – quận Tân Bình.

- Chợ Tân Bình – đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình.

- Hệ thống siêu thị Maximark; siêu thị Big C, cửa hàng bánh Như Lan.
Xem chi tiết …

CÚNG GIAO THỪA 2014 GỒM NHỮNG MÓN GÌ?

15:35 |
Nếu xem giao thừa là khoảnh khắc bắt đầu một năm mới thì ta cũng có thể xem đó là sự kết thúc của một năm cũ?Vậy giao thừa là gì?Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cũng vì ý nghĩa đó để hoàn thành việc bàn giao để lại những cái cũ ta có lễ trừ tịch.



Lễ trừ tịch là lễ gì:

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước qua năm mới. Với ý nghĩa để lại những cái cũ ,những cái xui và bắt đầu một năm mới thì ta làm lễ trừ tịch.

Lễ trừ tịch còn có ý để “trừ khử ma quỷ” đó cũng là ý nghĩa của từ “trừ tịch“. Vì thời điểm trừ khử vận xui và đón mừng những điều mới xảy ra ngay vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa.
Giao thừa cúng ai?

Theo dân gian lưu truyền thì mỗi một năm đều có một ông (thần) coi khiển việc nhân gian, hết năm thì ông này bàn giao lại cho ông kia cho nên ta sẽ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Lễ trừ tịch (lễ giao thừa) được tiến hành cúng ở ngoài trời vì người xưa hình dung trong lúc cựu vương hành khiển bàn giao trách nhiệm trông coi việc nhân gian cho tân vương luôn có quân đi , quân về trong không trung tấp nập. Do đó việc cúng ngoài trời sẽ giúp “lễ trừ khử tà ma” linh thiêng hơn.

Giây phút cúng giao thừa của các gia đình với hoa quả,xôi gà, bánh trái sẽ được thực hện ngoài trời, với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới.
Cũng vì ý nghĩa việc bàn giao của nhà trời diễn ra trong khẩn trương nên các vị không thế khề khà măm bát trong nhà được và vì thế sẽ không thể chứng giám lòng thành khẩn của gia chủ.


Những mâm cúng tiêu biểu
Chọn mua cái gì để cúng trừ tịch(cúng giao thừa ngoài trời) ?

Nếu năm nay bạn phải tự tay cúng giao thừa và không biết phải chọn mua cái gì để cúng thì hãy chuẩn bị những thứ như sau nhé:
  • Gà trống tơ luộc
  • Bánh chưng (miền nam không có cũng được)
  • Xôi (gấc).
  • Trái cây (chuối,quít…)
  • Đèn nến
  • Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa)
  • Trầu cau (không có cũng được).
  • Rượu/trà (Rượu trước sau đến trà)
  • Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã ( giống trong Tuồng Chèo ấy ), chính là mũ để cúng tế vị thần.
  • Nhang đèn.
Lễ cúng thổ công (hay cúng giao thừa trong nhà) .

Sau khi cúng giao thừa ngoài trời ta tiến hành cúng thổ công (được xem là vị thần cai quản việc trong nhà).Lễ vật cũng chuẩn bị giống lễ trừ tịch nhưng bỏ mũ chuồn ra.

Làm bữa cơm tất niên như thế nào?

Chiều 30 tết ta chuẩn bị bữa cơm tất niên cho gia đình , bữa cơm này ta sẽ chọn những món ăn truyền thống ,  sẽ liệt kê ra những nhóm món ăn nếu bạn nấu được món nào thì làm món đó (chứ không cần phải làm hết) . Ở đây danh sách không có món xào ,đúng ra phải có luôn món xào .

Đồ nếp truyền thống :

- Bánh Chưng
- Xôi Gấc
- Chè kho

Các loại Giò :

- Giò lụa
- Giò xào giòn

Các món nộm, salad :

- Nộm Đu Đủ thịt bò
- Nộm rau câu
- Dưa Góp : su hào, cà rốt, dưa chuột… và củ hành muối.

Món Nguội :

- Gà luộc
- Bê tái chanh
- Bắp bò ướp ngũ vị hương, hấp chín
- Bắp bò ngâm mắm

Món chiên, rán :


Mực ống nhồi tôm, thịt nướng mật ong
Chả cá Tuyết Hoa
Chả mực Tuyết Hoa
Gà rán mật ong, lá chanh
Nem

Món ninh, hầm :

Chân Giò ninh măng
Mọc nấu măng, mộc nhĩ
Bông Nấm trắng làm từ đậu nành ninh măng, mộc nhĩ

Món nước :

Miến gà – măng
Bún sườn – măng
Bún Thang
Bún Tôm


- Hoặc một nồi lẩu Cá/ Nấm…
Xem chi tiết …