ẤM CÚNG MÂM CỔ ĐỂM GIAO THỪA

08:54 |
Mỗi vùng miền khác nhau thì mâm cỗ cúng giao thừa cũng khác.

Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là thời điểm quan trọng, trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà.
Tuy nhiên, phong tục mỗi miền về mâm cỗ cúng giao thừa vẫn có nét khác nhau.
Nhìn chung, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời của người miền Bắc cũng khá đầy đủ và phong phú. Đặc biệt gà luộc với xôi đỗ xanh ít khi thiếu trong mâm cỗ mặn và gà cúng giao thừa thường phải là gà trống.
Theo quan niệm từ ông cha để lại, vì giao thừa (trừ tịch) là đêm mà mặt trời ngủ sâu nhất, bởi thế nên các cụ ta thường hay cúng gà trống hơn là gà mái với hy vọng con gà sẽ cất cao tiếng gáy đánh thức mặt trời dậy để cả năm được tràn ngập ánh sáng, mưa thuận gió hòa, con đường tiền tài, sức khỏe… được rạng rỡ, sáng sủa. Những con gà trống vàng ươm, da bóng, sáng nằm yên vị trên mâm xôi thơm nức luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người Việt và nó trở thành một nét văn hóa tâm linh đẹp chẳng bao giờ phai. Nhiều gia đình còn thay gà trống bằng thủ lợn.

Gà luộc và xôi đỗ xanh ít khi thiếu trong mâm cỗ giao thừa của người miền Bắc (Ảnh: Internet)

Bên cạnh xôi, gà hoặc thủ lợn, người Bắc cúng giao thừa cùng bánh chưng vuông, bánh chưng dài (nhiều nơi còn gọi là bánh tày, còn người miền Nam lại gọi là bánh tét) và cả hoa quả. Những loại quả già, chín, mọng còn tươi mới để bày tỏ lòng thành kính dâng lên thần linh, thổ địa, tổ tiên như táo, lê, cam, quýt, bưởi và chuối. Nói chung, cách chọn hoa quả cúng đêm giao thừa cũng như trong mấy ngày Tết của người Bắc không quá khắt khe như người miền Nam.

Trong mâm cỗ cúng giao thừa ngoài Bắc, nhiều gia đình còn cúng quả trứng luộc, để chung với chút gạo mà muối và một bát cháo trắng.

Thời khắc giao thừa, người miền Nam cúng ngoài sân và trong nhà. Lễ cúng đơn giản với đĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn.

Mỗi loại hoa quả cúng giao thừa của người miền Nam đều mang ý nghĩa nhất định (Ảnh: Internet)

Nhiều người cho biết, cúng giao thừa miền Nam ngày nay đã lược bớt một số công đoạn cũng như giảm đi phần lễ. Nếu đầy đủ và “đúng chuẩn” thì mâm lễ mặn phải có thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, chè. Đặt biệt kèm thêm bắp cải thảo… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Hiện nay, nhiều gia đình vẫn còn duy trì cách cúng đầy đủ như thế này.

Theo một số người chia sẻ, đêm giao thừa lễ cúng ngoài trời của người miền Trung với hương trầm ngào ngạt, không gian thờ phượng đoan nghiêm, mọi người trong gia đình đứng xếp hàng theo thứ tự trước án thờ dâng hương cúng giao thừa. Bắt đầu từ thời khắc giao thừa thì trên bàn thờ luôn luôn được hương chong đèn rạng, nghi ngút trầm hương.

Mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Trung cũng không thể thiếu gà, bánh chưng và bánh nếp. Có nhiều gia đình làm đơn giản hơn là mâm xôi và gà luộc cùng những chén rượu để tiễn năm cũ qua đi, bỏ lại sau lưng những gì không may mắn và đón những thời khắc đầu tiên của năm mới với hi vọng về sự may mắn và sung túc.

Nói chung, ngoài ý nghĩa mang màu sắc tâm linh đẹp đẽ thì đêm giao thừa chính là thời điểm gia đình sum họp, cùng nhau kể chuyện đã qua trong một năm và hân hoan đón chào năm mới với những điều bất ngờ còn đang chờ đón ngoài cửa. Những món ăn trong mâm cỗ đều mang ý nghĩa riêng biệt, sâu sắc mà mỗi người Việt chúng ta, dù có đi đâu vẫn luôn ghi nhớ trong tâm mình…

Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời?Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật…Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Xem chi tiết …

HOA TẾT - NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI VIỆT

16:57 |
Hoa Tết, nét văn hóa độc đáo của người Việt, đã không ít lần xuất hiện trên các tờ báo, tạp chí quốc tế. Hãy cùng chiêm ngưỡng hoa Tết ở nhiều vùng miền trên đất nước, qua ống kính của báo chí nước ngoài.

Những cây đào như thế này là niềm vinh dự của người trồng ra nó.
Hoa đào cũng được coi như một “lì xì” may mắn cho ngày Tết của người nông dân.
Nếu trồng được đào đẹp, họ sẽ rất phấn khởi

Người nông dân đang chăm sóc cho vườn đào của mình.

Cả đất nước Việt Nam trong những ngày này đều đang chuẩn bị cho Tết nguyên đán ngày Tết quan trọng nhất của cả dân tộc. Nhiều gia đình miền Bắc thích mua hoa đào hoặc cây quất để bày trong nhà, bên cạnh đó những loài hoa đa dạng khác dùng để cắm bình cũng là một phần làm nên phong vị ngày Tết.

Mai vàng xứ Nam bộ

Hoa đào, hoa mận trước hiên nhà

Hoa mận miền Tây Bắc


ĐK Tổng Hợp
Xem chi tiết …

Ý NGHĨA CÁC LOẠI MÂM NGỦ QUẢ TẾT Ở MIỀN NAM

16:44 |
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.

Gọi ngũ quả, tức là năm loại quả. Cách trang trí mâm ngũ quả ở hai miền Nam Bắc cũng khác nhau. Trong Nam, mâm ngũ quả gồm năm loại: Dừa, Đu đủ, Xoài, Sung, Mãng cầu hoặc chùm trái Mây. Ngoài Bắc mâm ngũ quả thường có: Chuối, Bưởi, Cam, Quýt, Phật thủ hoặc Hồng Xiêm.

Ngày nay, do du nhập một số lọai quả của nước ngoài như: Lê, Táo , Nho…nên mâm ngũ quả không còn là năm loại quả như trước đây nữa. Người ta bày thêm vào đó có khi lên tới bảy, tám loại quả, cốt cho mâm ngũ quả to, đẹp, trang trọng hơn, nhưng vẫn mang ý nghĩa tâm linh.

Đây là việc làm thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với Tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Mâm ngũ quả cùng với bánh chưng hoặc bánh tét là lễ vật để thờ cúng ông bà, Tổ tiên trong mấy ngày tết. Cầu nguyện ông bà, Tổ tiên phù hộ cho con cháu bước sang năm mới mọi sự tốt lành, an khang, thịnh vượng.

Từng loại trái cây mang ý nghĩa riêng: Mãng cầu là cầu chúc, Đu đủ là đầy đủ, Dừa là vừa hoặc thừa thãi, Xoài là Sài (ăn uống). Sung là sung sướng (tinh thần sống vui vẻ, hạnh phúc).

Trên bàn thờ ngày tết có mâm ngũ quả còn tăng thêm vẻ đẹp, trang trọng vào dịp đầu năm mới.

Ngoài ý nghĩa trên, mâm ngũ quả còn có giá trị là những vị thuốc quý.

1. Qủa dừa
Mới dùng trong phạm vi dân gian như: dùng nước trái dừa non uống cho đỡ khát, vì nước dừa có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu; gáo dừa đốt thành than uống trị ngộ độc thực phẩm. Dừa còn dùng trong công nghiệp chế biến xà phòng, là chất gây bọt và tẩy mạnh.



2. Quả đu đủ
80% là nước, còn lại là chất đường và một số chất béo. Đu đủ chín được coi là món ăn bổ dưỡng sức khỏe, chữa bệnh táo bón, giúp tiêu hóa thức ăn (đặc biệt là tiêu chất thịt và trứng).


3. Qủa Xoài
Là một lọai trái cây ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng riêng, thành phần chủ yếu là chất bột, đường, vitamin C. Trong đông y dùng trị các trường hợp chảy máu cam: ho ra máu, chảy máu dạ con, đường ruột; dùng vỏ hoặc quả xoài nấu thành cao lỏng cho uống, vỏ thân giã nhỏ xào với ruợu đắp vào chỗ xương đau trị thấp khớp đau nhức; vỏ xoài nhai ngậm chữa đau răng; nhựa xoài kết hợp với bồ kết chữa ghẻ. Gần đây còn điều chế từ lá xoài họat chất trị heeps sinh dục rất hiệu nghiệm.


4. Qủa sung
Quả chín ăn ngọt, có mùi thơm riêng, trẻ em rất thích. Trong dân gian dùng nhựa bôi lên mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng tiêu tan. Trong bài thuốc cao dán mụn, thành phần nhựa Sung là chính. Dùng nhựa Sung đắp lên vết thương, vết thương mau tan máu bầm, máu tụ. Chị em phụ nữ bị sưng tuyến vú hoặc tắc tia sữa, bôi nhựa Sung có kết quả tốt.


Nhựa sung phết giấy bản đắp hai huyệt Thái dương và Ấn đường làm giảm đau đầu. Nhựa Sung + mật ong hòa nước uống trước khi ngủ làm nhẹ cơn hen suyễn.

Quả na (mãng cầu): Chứa các chất đường và dinh dưỡng. Quả na chín ăn rất ngọt, ngon, bổ, tính lành. Trong dân gian đã có câu: “Thứ nhất quả na, thứ nhì quả nhãn, thứ ba quả hồng”.

Lá Na là vị thuốc chữa sốt rét. Quả Na ké (chết khô trên cây) dùng chữa nứt kẽ vú rất hiệu nghiệm: thái nhỏ, sao vàng, tán bột trộn dầu mù u đắp lên vú mau lành. Hạt Na có độc, trong dân gian dùng diệt chấy, rận bằng cách giã dập nấu nước gội đầu, chấy rận sẽ chết.

Ý nghĩa khác của mâm ngũ quả:

1.Ngũ

Ngũ (五) (năm) là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Thêm vào đó cư dân vùng nông nghiệp, Ngũ cốc được coi trọng nhiều hơn Ngũ quả.

Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn Ngũ Quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm. Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, “ngũ quả” có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.

Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

2. Qủa

Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam, gồm cam, quất, bưởi, chuối và dứa.

Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống[14]. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên.

3. Màu sắc

Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành.Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng (sung túc), …

4. Hình dáng, cấu tạo và hương vị

Thường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: Lựu: có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, Bưởi và dưa hấu: căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm và không đắng, cay.

ĐK Tổng Hợp
Xem chi tiết …

VUN ĐẮP NÉT ĐẸP VĂN HÓA TẾT VIỆT

15:47 |
Tết Giáp Ngọ chuẩn bị về, nhà nhà đang tất bật vui đón một mùa xuân mới sum vầy, đầm ấm, hướng về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức như: Tái hiện lại những nghi thức đón Tết cổ truyền, tổ chức các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật dân gian, múa rối nước, hát ca trù, giao lưu dân ca Quan họ… không chỉ giúp mỗi người dân có cái Tết vui tươi mà còn góp phần vun giữ truyền thống văn hóa dân tộc.

Bánh Chưng – món ăn ngày Tết của người Việt.

Trong những ngày đầu năm mới, nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp được hình thành và biểu hiện. Đây là dịp để gia đình đoàn viên, mọi người hướng về nguồn cội, những đứa con hướng về các bậc sinh thành, là dịp xóa bỏ mọi phiền muộn của năm cũ, để mỗi người ứng xử với nhau tốt đẹp hơn, gửi gắm đến nhau những tình cảm và lời chúc tụng cho một năm mới tốt lành… Ngày Tết truyền thống trong tâm thức người Việt là dịp sinh hoạt văn hóa gia đình và cộng đồng. Tết mặc nhiên đã trở thành một danh từ thiêng liêng đối với mỗi người. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều năm qua, báo chí nước ngoài luôn theo dõi và đưa tin về Tết Việt với một danh từ giữ đúng âm và nguyên nghĩa. Cũng có lẽ vì thế mà dù xa quê hương, cứ mỗi mùa xuân về, hàng nghìn kiều bào vẫn vượt khoảng cách địa lý xa xôi để về quê ăn Tết, thậm chí nhiều người nước ngoài cũng tìm đến Việt Nam để thưởng thức nét văn hóa Tết Việt.
Mặc dù vậy, ngày nay, với sự du nhập của nhiều luồng văn hóa ngoại, cái nhìn và cách hành xử của nhiều người với “Văn hóa Tết” có phần thay đổi. Những giá trị vật chất đang có xu hướng lấn át các giá trị tinh thần. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, lãng quên. Thậm chí, với một số người, Tết trở thành dịp để khoe khoang, phô trương sự giàu có hay quyền lực, là dịp để “quan hệ”. Thực trạng nhiều người sẵn sàng vung tay số tiền nhiều tỷ đồng để chi phí cho Tết, lấy vật chất thay cho giá trị tinh thần… là có thật. Ở nhiều địa phương, các trò chơi dân gian giàu giá trị văn hóa trong dịp Tết dần thưa vắng, thay vào đó là các trò chơi bạo lực, cờ bạc, tệ nạn xã hội. Ngay như tục đi hội, lễ Tết, đốt vàng mã, hái lộc đầu năm để cầu may… cũng bị biến tướng đi nhiều.

Không thể phủ nhận, văn hóa đang từng ngày vận động phát triển. Vì vậy, “văn hóa Tết” cũng cần có thêm những nét hiện đại đáp ứng yêu cầu cuộc sống hội nhập của đất nước, nhưng không vì thế mà cho phép chúng ta lãng quên các giá trị văn hóa cổ truyền từ ngàn đời cha ông tạo dựng, trao truyền. Đó chính là sức mạnh tinh thần của dân tộc, là sợi dây nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, vun đắp.

ĐK TỔNG HỢP

Xem chi tiết …

BẠN CÓ BIẾT NGUỒN GỐC TẾT NGUYÊN ĐÁN?

15:34 |
Có bao giờ bạn từng thắc mắc Tết Nguyên Đán là Tết gì không ? Không phải chỉ là nó là ngày mừng năm mới của Việt Nam ta mà nó còn ý nghĩa sâu xa là gì không ? Không tìm hiểu thì thôi nếu bạn biết được ý nghĩa và nguồn gốc của nó là tết này bạn đã có chút kiến thức để “tám” cùng bạn bè với tư cách như một nhà thông thái đấy .

Vì có khi quá hiển nhiên bạn chỉ dừng việc hiểu biết về “Tết Nguyên Đán ” với các từ gần nghĩa sát nhất mà bạn hay nghe từ nhỏ đến giờ là “Tết Ta (không phải tết Tây ), Tết Âm Lịch , Tết Cả .Chính xác Tết Nguyên Đan là theo ảnh hưởng của Tết Âm Lịch Trung Hoa , điều này thì ngay trong cái tên “Tết Nguyên Đán” bạn đã liên tưởng đến đây là cái tết có liên quan đến Trung Hoa.

Thật vậy nguồn gốc của nó có từ Trung Hoa (thời Tam Hoàng Ngũ Đế ) . Chữ “Tết” trong “Tết Nguyên Đán” là chữ “Tiết” mà thành , chữ “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai , chữ “Đán” có nghĩa là buổi sáng sớm . Vậy bạn có thể đọc là “Tiết Nguyên Đán” và nó có nghĩa gần gũi là “Thời điểm sơ khai khởi đầu năm mới “. Người Trung Hoa thường gọi là “Xuân Tiết” .

Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).

Các bạn có biết ngày Tất niên là ngày nào không?
Tất niên không phải là ngày năm mới như cái nghĩa đen của nó, ngày tất niên có thể là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 tháng Chạp (nếu năm đó thiếu ngày 30 Âm lịch).Ý nghĩa thật sự của nó là ngày gia đình sum họp để ăn bữa tối tất niên ấm cúng bên nhau, có người còn làm cỗ cúng tất niên nữa cơ. Mọi thứ chuẩn bị trong ngày tất niên đều đợi đến thời khắc quan trọng nhất là giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giâyngày Mồng 1 tháng Giêng) , thời khắc đánh dấu sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới . Thường để thật sự ý nghĩa bạn sẽ chúc tết đến người thân ngay trong thời khắc này vì mong điều may mắn sẽ đến với họ.
Bạn có biết ý nghĩa của Xông Đất ?

Xông Đất hay còn gọi là đạp đất , mở hàng. Tục lệ này đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày mồng một là ngày khai trương của năm mới . Ngày này mà may mắn thì cả năm sẽ luôn suôn sẽ và thuận lợi nên ai vào nhà sau giờ giao thừa được coi là Xông Đất cho gia chủ. Chú ý hơn thường việc Xông Đất chỉ diễn ra 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu ý nghĩa là mọi việc trong năm mới đều diễn ra trôi chảy và thông suốt.

Bạn đã nghe truyền thuyết tiền lì xì chưa ?
Lì xì thì ai chẳng biết là tiền người lớn tặng cho trẻ em bỏ trong một bao giấy đỏ. Bao giấy đỏ còn được gọi là Hồng Bao.Có một truyền thuyết về “Lì Xì” :



Ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét lên. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy


Xem chi tiết …

PHONG TỤC ĐÓN TẾT THỜI LÝ - TRẦN

15:29 |
Từ bao đời nay, Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng, linh thiêng của dân tộc Việt. Ở mỗi triều đại, phong tục đón Tết đều mang nét văn hóa riêng, thể hiện tinh thần, khí phách và sự phồn thịnh của triều đình, quân dân đương thời.

Dưới đây là một số nét văn hóa riêng trong phong tục đón Tết thời Lý – Trần.

Tối 30 Tết, vua yết kiến thái hậu, thái thượng hoàng ở cung Đồng Nhân. Các tăng đồ, đạo sĩ vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ. Đêm 30, dân Đại Việt đốt pháo trước cửa nhà để xua đuổi tà ma và đón mừng năm mới.

Phong tục thời Lý – Trần cho phép con trai, con gái nhà nghèo nếu yêu nhau nhưng không đủ tiền cưới xin theo lễ giáo phong kiến thì lúc này có thể tự ý lấy nhau. Đây là phong tục mang tính nhân đạo hiếm có trong thời phong kiến

Sáng mồng 1 Tết, vua Trần ngự ở điện Vĩnh Thọ. Thái tử và các quan hầu cận đến chúc mừng nhà vua. Sau đó, vua vào cung Trường Xuân làm lễ cúng tổ tiên. Tiếp theo, vua ngự ở điện Thiên Ân, các phi tần xếp hàng ngồi quanh còn nội quan đứng ở trước điện. Thái tử và các quan đứng theo bậc, lạy mừng vua, tiến 3 lần rượu. Tiếp theo, thái tử lên lầu dự yến, triều quan ngồi ở điện nhỏ phía Tây… dự yến đến xế chiều mới ra về.

Ở trước điện, thợ thuyền dựng ngay đài Chúng Tiên hai tầng, tam cấp, ngói bạc chiếu sáng khung trời, tòa sen phô bày tướng quý. Trên nóc Bảo Đài có chim thiêng đứng đậu (chim là hình ảnh mặt trời, dương khí). 4 góc có rồng cuốn bay (cá rồng là biểu tượng của nước, âm khí). Trên thềm cao nhất, đấng Thanh Minh ngồi ngự. Thấp hơn có cấp dưới, bậc dưới, tiên nữ và chầu quan. Nhạc quan dàn hàng ở ngoài sân. Mọi người cùng nhảy múa, ca hát. Không khí tưng bừng, rộn rã, phấn chấn đón chào các chư hầu từ xa vào chầu ở kinh đô.

Vua lên quan Đài dự yến tiệc, trước khi ăn phải thực hiện đủ 9 lần vái, 9 lần uống rượu rồi mới tan tiệc. Ngày Tết, mọi nhà dân đều dọn mâm cơm cúng tổ tiên. Thời Thăng Long – Đại Việt tôn sùng đạo Phật nên trai gái ngày Tết thường mang hương lên chùa lễ Phật.

Ngày mồng 2 Tết, các quan được ở nhà cúng lễ tổ tiên. Ngày mồng 3 Tết, vua ngự trên lầu phía cửa Đại Hùng (cửa Nam) xem hoàng tử cùng các quan nội thị ném quả tú cầu (quả còn). Quả tú cầu được làm bằng gốm, to bằng nắm tay trẻ con, có buộc 20 dải ngũ sắc. Ai đón mà không rơi là người đó nhận được nhiều may mắn trong năm. Toàn kinh thành nhộn nhịp, tưng bừng trong các trò chơi. Trai gái chơi đánh đu, đá cầu, ca múa giao duyên, tung còn, kéo co. Ai thắng được uống rượu, ai thua uống nước lã.

Mồng 4 Tết, vua Lý mở tiệc ban yến cho các quan. Sáng mồng 5 Tết, vua mở tiệc bắt đầu cho khai hạ. Sau đó, các quan dân đi lễ chùa, đền rồi đi dạo chơi các công viên nổi tiếng. Ngày mồng 7, thấy trời sáng đẹp, không mưa gió thì người ta tin rằng con người cả năm được khỏe mạnh. Do đó, họ mở tiệc ăn mừng (gọi là khai hạ). Sau này, cứ đến mồng 7, kể cả trời có mưa thì quan dân cũng mở tiệc khai hạ.

Rằm tháng Giêng, người ta có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Đó là ngày thượng nguyên, ngày trăng tròn đầu tiên của một năm mới. Theo “An Nam chí lược”, đêm nguyên tiêu, triều đình nhà Trần dựng cây đèn trên sân rộng (gọi là đèn Quảng Chiếu), tỏa ánh sáng rực rỡ trên trời, dưới đất. Các vị sư đi xung quanh đèn đọc kinh, các quan đứng vòng quanh đèn làm lễ Triều Đăng.

Theo thời gian, Tết Nguyên Đán của người Việt vẫn còn giữ phong tục thời Lý – Trần. Bên cạnh nội dung nghi lễ truyền thống, người dân còn sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tạo nguồn hứng khởi đón năm mới cường thịnh.


Xem chi tiết …