Ngày xưa ấy, thời gian khó, Tết Việt đậm nét là những ngày sung túc nhất của người dân với bánh trưng xanh, gạo nếp, dưa hành…. câu đối đỏ; nhà cửa quét vôi sáng loáng, trẻ em được manh áo mới... Ngày nay, khi cuộc sống khấm khá hơn, Tết Việt không chỉ còn là những ngày sung túc mà trở thành một dịp thật đặc biệt để người ta dừng lại, "sống chậm" đi một chút, nuôi dưỡng những điều thuộc về truyền thống tốt đẹp của cha ông...
Dường như, ít nhiều thấu hiểu được ý nghĩa đặc biệt của Tết Việt, Corbis có những nhiếp ảnh gia đã lặn lội khám phá mọi miền nước Việt Nam, ghi lại những khoảnh khắc đón Tết của người Việt. Và dù câu chuyện về Tết Việt của Corbis kể về một thời không còn mới lắm (từ những năm 1994-1995) nhưng vẫn thật gần gũi và đầy cảm xúc với mỗi người Việt.
Cùng kể chuyện qua những bức ảnh Tết xưa:
Khi những cơn mưa phùn kèm gió lạnh quất vào lùm chuối nơi chái bếp, cành đào phai bật tung lộc xanh mơn mởn và phiên chợ quê bắt đầu sớm hơn, kết thúc muộn hơn... Tết đến rồi.
Tết rộn ràng trên những chợ hoa rực rỡ sắc màu
Ấm áp với sắc đào, quất...
Trong vẻ rạng ngời của người dân.
Người đi xa trở về đoàn tụ với gia đình.
Hàng giò chả chưa bao giờ đắt hàng như thế.
Những chiếc bánh chưng xanh bán sẵn, tiện lợi cho những gia đình không có thời gian chuẩn bị Tết
Pháo một thời là "linh hồn" của đêm giao thừa. Tuy nhiên, do những hậu quả nó có thể gây ra có thể rất nghiêm trọng nên ngày nay pháo không còn xuất hiện trong dịp Tết.
Múa lân là một trong những hoạt động sôi nổi của người Long An mỗi dịp Tết đến xuân về.
Đi lễ chùa ngày Tết là một nét đẹp tâm linh không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, nhất là đối với người miền Bắc.
Đây cũng là dịp các Phật tử tỏ lòng từ bi, bố thí cho những người nghèo khổ...