Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Bình Thân (2016)

22:16 |
Chiều nay 15.10, Bộ LĐ-TB-XH vừa trình Chính phủ lịch nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 theo đó công chức, viên chức dự kiến được nghỉ từ ngày 28 tháng Chạp năm Ất Mùi đến hết mùng 7 Tết Bính Thân, tổng cộng 9 ngày và không phải đi làm bù.


Bộ LĐ-TB-XH cũng đề nghị Thủ tướng ủy quyền cho cơ quan này thông báo đến các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp biết và thực hiện lịch nghỉ lễ, Tết năm 2016.

Từ năm 2010, Thủ tướng đã đồng ý về việc hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào một số dịp nghỉ lễ, Tết khi có tình huống nghỉ ngắt quãng. Việc hoán đổi tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ lễ, Tết liên tục, không bị gián đoạn.


Quyết định chính thức của Chính Phủ, Ban Biên Tập sẽ cập nhật trong thời gian tới cho bạn đọc.


Trân Trọng
Xem chi tiết …

Văn khấn lễ giao thừa năm Ất Mùi 2015 (văn khấn trong nhà và ngoài trời)

09:58 |
Tết Ất Mùi đang đến gần! Một năm nữa lại sắp qua, chúng ta lại chuẩn bị chào đón một năm mới sắp đến.
Để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng này, nhà nhà, người người ráo riết chuẩn bị mọi thứ cho năm mới, sửa sang, lau dọn nhà cửa một cách cẩn thận nhất.

Giao thừa, là thời khắc quan trọng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lúc này đất trời giao hòa, vạn vật toát lên một sức sống mới bởi sự hòa quyện của âm dương. 

Người Việt Nam xưa có phong tục cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch ngoài trời. Với ý nghĩa mang bỏ hết mọi điều không may mắn của năm trước và đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ” cùng với việc cúng lễ trong nhà chuẩn bị cho người đến xông đất đầu năm và mang thần tài vào nhà. 

Nghi thức cúng giao thừa

Chuẩn bị:

1. Ngũ quả ( mãng, cầu, dừa, đu đủ, xoài). 
2. Hương 
3. Hoa 
4. Đèn, nến 
5. Trầu cau 
6. Muối 
7. Gạo 
8. Xôi 
9. Bánh chưng (bánh tét) 
10. chè 
11. Trà, rượu 
12. Quần áo và mũ nón thần linh 
13. Hủ lợn luộc, gà trống hoa mơ (nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay) 

Lễ cúng giao thừa được cử hành đúng vào lúc giao thừa (hết giờ Hợi – từ 21 giờ đến 23 giờ - sang giờ Tý – từ 23 giờ đến 1 giờ - mở đầu ngày mồng 01 Tết). 

Gia chủ thắp đèn hoặc nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án. Văn khấn có thể viết ra giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng. 

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời:

Nam mô A-di-đà-Phật (3 lần) 

Kính lạy: 
  • Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. 
  • Con kính lạy Đức Phương Lai Hạ Sinh Di Lạc Tôn Phật. 
  • Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn chúng sinh. 
  • Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần. 
  • Con kính lạy ngài Cựu niên Đương cai hành khiển. 
  • Con kính lạy ngài tân Đương niên thiên quan. 
  • Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các Bản gia Táo Quân, chư vị tôn thần. 
Nay là giây phút giao thừa năm Giáp Ngọ với năm Ất Mùi, chúng con là: ………., sinh năm:………., hành canh:………….tuổi, cư ngụ tại số nhà:…………..,ấp/khu phố:…………, xã/phường………….., quận/huyện……………, tỉnh/thành phố…........ 

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Ngay ngài Thái Tuế tôn trần trên vâng lệnh Nọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phút, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. nhân buổi tân xuân tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. 

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. 
Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. 
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. 
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy) 


Lễ vật dùng để cúng giao thừa trong nhà gồm: 
ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. 

Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn). 

Văn khấn giao thừa trong nhà

  • Nam mô A-di-đà Phật (3 lần) 
  • Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật 
  • Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật 
  • Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh 
  • Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương 
  • Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần 
  • Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh 
Nay phút giao thừa năm cũ Giáp Ngọ với năm mới Ất Mùi 

Chúng con là :…………………sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi, ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ……….., xã/phường………., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố ………………… 

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. 
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lể vật. 
Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật. 
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật. 
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. 
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám. 

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Người xưa hình dung rằng trong giây phút này, các vị nhà trời rất đông, tấp nập, vội vã nên chỉ thực hiện công việc ngoài nhà nên mâm cúng mới được đặt bên ngoài để các vị có thể ăn. Nhưng mà họ ăn rất vội vàng hoặc mang theo và thậm chí là chỉ có thể chứng kiến lòng thành của chủ nhà thôi đấy. 


Tuy nhiên đến ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhiều người cho rằng, lễ ngoài sân hay là trong nhà không còn quá quan trọng, mà chính vẫn là lòng thành của mỗi gia đình và sự thành kính. Lễ vật đơn sơ hay đầy đủ tùy thuộc vào gia cảnh. Với gia đình khó khăn chỉ có thể chuẩn bị một nén hương, bát cháo cũng không thể nói đó là không đầy đủ lễ nghĩa. Đây cũng là thời khắc gia đình quây quần bên nhau, cúng chứng kiến thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Cùng cầu chức cho nhiều điều may mắn sẽ đến với gia đình. 

Xem chi tiết …

Phong tục cúng giao thừa và xông đất ngày tết của người Việt

09:07 |
Còn vài tháng nữa là Tết Ất Mùi đến rồi đấy!!! Một năm nữa lại sắp qua, chúng ta lại chuẩn bị chào đón một năm mới sắp đến thôi nào.

Để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng này, nhà nhà, người người ráo riết chuẩn bị mọi thứ cho năm mới, sửa sang, lau dọn nhà cửa một cách cẩn thận nhất.

Giao thừa, là thời khắc quan trọng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lúc này đất trời giao hòa, vạn vật toát lên một sức sống mới bởi sự hòa quyện của âm dương.

Người Việt Nam xưa có phong tục cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị cho người đến xông đất đầu năm và mang thần tài vào nhà.


Cũng giống như chúng ta, mỗi chức vụ đều có nhiệm kỳ thì các vị thiên binh khi xuống hạ giới đi ngang qua nhà để bàn giao công việc, tiễn vị hành khiển cũ và đón vị hành khiển mới. Tổng cộng có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (vị thần giúp việc cho các vị hành khiển), mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Người xưa hình dung rằng trong giây phút này, các vị nhà trời rất đông, tấp nập, vội vã nên chỉ thực hiện công việc ngoài nhà nên mâm cúng mới được đặt bên ngoài để các vị có thể ăn. Nhưng mà họ ăn rất vội vàng hoặc mang theo và thậm chí là chỉ có thể chứng kiến lòng thành của chủ nhà thôi đấy.


Đến nay, khi cuộc sống hiện đại hơn thì mọi thứ cũng được đơn giản hóa hơn. Cho nên trên mâm lễ gồm: thủ lợn hoặc con gà, mứt kẹo, trầu cau, bánh chưng, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi còn có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển nữa nha.

Còn trên chiếc hương án gồm: bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

Đến giờ phút giao thừa, chủ gia đình phải thắp nến, đèn, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Văn khấn này có thể viết ra giấy rồi đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì dâng cúng tờ giấy viết văn khấn này cùng vàng mã.


Sau khi hoàn thành việc cúng giao thừa thì gia chủ cũng khấn Thổ Công (vị thần cai quản trong nhà), ở Nam Bộ thì Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất và lễ vật cũng giống như lễ vật cúng giao thừa để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết với chúng ta. Sau khi cúng xong thì chính thức Tết đã thực sự đến với gia đình rồi nhé.

Trước khi cúng giao thừa, thường gia chủ sẽ kén một người “dễ vía” trong gia đình đi ra từ trước thời điểm giao thừa, sau khi lễ cúng giao thừa kết thúc thì người này hái cành lộc hoặc cũng có thể là xin hương lộc ở chùa mang về. Khi về đến nhà thì tất nhiên là lúc này đã sang năm mới rồi nên là người này sẽ tự “xông nhà” (tức là người bước chân đầu tiên vào nhà sau giao thừa) cho chính gia đình mình và mang theo sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình luôn đấy.

Còn nếu trong gia đình không có người “dễ vía” gia chủ cũng sẽ chọn trước người hạp với Mạng và Thiên Can với gia chủ để vào nhà xông đất. Dĩ nhiên là người này đã được lựa chọn rất kỹ để đảm bảo sự may mắn cho gia chủ trong suốt 1 năm, và họ được nhờ đến sớm vào ngày mùng 1 để trước khi có khách tới chúc Tết. vậy mới gọi là xông nhà chứ.

Bên trên là sơ lược về cách cúng giao thừa ngày tết cũng như chọn người xông đất cho ngôi nhà của mình. Bạn đọc tham khảo và chúc mọi người sẽ đón một cái Tết an lành bên người thân và gia đình nhé !!!!!!
Xem chi tiết …

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Mùi (2015)

13:38 |
Lịch nghỉ tết năm 2015 (năm Ất Mùi) chính thức theo nghị định của Bộ luật Lao Động đã được chính phủ thông qua , cán bộ công nhân viên chức cùng toàn thể học sinh sinh viên trên cả nước được nghỉ Tết âm lịch trong 9 ngày là: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 tháng 2 năm 2015 (nhằm vào các ngày 27/12/2014 đến hết ngày 5/01/2015 âm lịch)





Với lịch nghĩ tết như trên, hứa hẹn rằng người lao động làm việc xa quê năm nay sẽ có một cái Tết ấm cúng và dài ngày hơn để ở bên người thân, gia đình so với các dịp nghĩ lễ khác trong năm. Đồng thời thuận tiện hơn cho việc sắp xếp về vấn đề tàu xe để về quê ăn Tết, hay là đặt vé máy bay để đi du lịch chẳng hạn.

Khi có thông tin chi tiết về lịch nghĩ tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 chúng tôi sẽ cập nhật mới cho các ban. Chúc mọi người chuẩn bị chu đáo để có một năm mới – năm Ất Mùi với nhiều điều may mắn, nhiều niềm vui.

Ban Biên Tập
1 Phút dành cho quảng cáo. 
Một chuyến du lịch đầu năm sẽ là cơ hội để bạn cũng những người thân yêu vui chơi thỏa sức tại những địa điểm yêu thích và khám phá nhiều phong tục đón tết thú vị. Các bạn tham khảo các tour:
Xem chi tiết …

Tại sao lại có quan niệm không quét nhà, hót rác trong ngày Tết?

14:03 |
Trong các ngày tết cổ truyền Việt Nam, vì là ngày đầu năm nên mọi người đều muốn mọi việc đều suông sẻ, tươm tất sẽ đem đến may mắn cho cả năm. Vì vậy mà đã có những kiêng kị về một số viêc không được làm trong năm mới này.Theo quan niệm dân gian kiêng kỵ quan trọng nhất đó là không được quét nhà, hót rác vì nếu làm như vậy thì đồng nghĩa với việc là quét hết đi những may mắn, tiền tài của gia đình, gia đình sẽ bị xui xẻo, nghèo túng trong năm mới này. Có nhiều câu chuyện dân gian giải thích cho quan niệm này nhưng có hai câu chuyện rất đáng chú ý và được lưu truyền rộng đó là một điển tích của Trung Quốc và sự tích cây chổi của truyện cổ tích Việt Nam.


Đầu tiên là tục này bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc ghi trong "Sưu thần ký". Có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, nhà rất giàu. Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Người ta bảo Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ. (Có lẽ vì vậy mà bàn thờ thần tài thường để ở góc nhà). Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất thần tài ẩn trong đó đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt.

Ở Việt Nam lại có chuyện “Sự tích cái chổi” để giải thích tập tục này.

Ngày xưa ở trên trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay nên Ngọc Hoàng giao cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn ở thiên trù. Nhưng bà lại có tật hay ăn vụng và tham lam. Bà yêu một lão chăn ngựa cho thiên đình. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho lão và cũng nhiều phen bà dắt lão lẻn vào kho rượu, mặc sức cho lão bí tỉ. Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Một hôm, Ngọc Hoàng mở tiệc đãi quần thần. Giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết lão tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu lão vào phía góc chạn. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó có biết bao là mỹ vị mùi hương thơm phức. Đang đói sẵn, lão giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để... Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều như đã có người nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông thấy không ngăn được cơn thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội và bị đày xuống trần, bắt phải làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian. Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ là phải làm khổ sai ngày này qua tháng khác không lúc nào được nghỉ, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết Nguyên đán.


Bởi vậy đời sau trong dịp Tết Nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà để cho chổi được nghỉ.

Tuy nhiên, theo GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, việc kiêng kỵ này còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình. Song, nếu hiểu biết các tập tục ngày Tết sẽ giúp người ta biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.


Xem chi tiết …

Phong tục tập quán trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền Việt Nam.

09:35 |
Thời buổi hiện đại như ngày nay, nhịp sống luôn hối hả, tấp nập cuốn con người vòng xoáy của cuộc sống sinh tồn nhưng dù vậy người Việt Nam cũng không lãng quên đi Tết cổ truyền của Việt Nam, một phong tục tập quán tốt đẹp mang đậm giá trị văn hóa đa sắc màu. Mỗi khi tới dịp tết đến xuân về nhừng người con xa quê, ai ai cũng đều thu xếp việc làm, việc hoc...thật chu đáo để tranh thủ từng phút giây về đoàn tụ với gia đình cùng gia đình vui đón xuân rất vui vẻ và hạnh phúc.


Tết Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mà ít có quốc gia nào có được. Dù trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt Nam vẫn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết. Sau đây là một số phong tục tập quán tiêu biểu trong ngày Tết của người Việt Nam. Ngoài ra còn có một số phong tục tập quán khác cũng rất phong phú và mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam, các bạn tham khảo thêm nhé!.

Phong tục trang hoàng nhà cửa ngày Tết:

Ðể chào đón năm mới, mọi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, và trang hoàng lại căn nhà của mình cho thật đẹp. Có nhiều gia đình còn sơn mới nhà, cửa. Các đồ dùng như bàn, ghế để tiếp khách, tủ thờ, tủ trong phòng khách đều được lau chùi cho sạch bụi.

Các chân đèn, lư hương trên bàn thờ đều được chùi cho thật bóng. Trên tường được treo, dán những loại tranh tết. Trong nhà hoặc ở sân trước được chưng các loại hoa có màu sắc rực rỡ tươi sang như cúc vàng, vạn thọ, thược dược, hoặc cây quất (tắc) với những chum trái vàng tươi. Đặc biệt có hai loài hoa chỉ tết mới nở đó là mai vàng ở miền Nam và đào hồng, đỏ ở miền Bắc.


Ngoài hoa, còn có chưng trái cây, xếp thành một dĩa lớn. Bên cạnh những trái cây thường có như chuối, cam, bưởi, quít, người ta còn chưng một dĩa gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, hay sung, và hai trái dưa hấu thật đều.
Không chỉ trang hoàng làm đẹp nhà cửa mà con người cũng được làm đẹp. Ngày tết ai cũng ăn mặc quần áo mới, đẹp để tiếp khách hay đi ra đường.
Ngày nay, người Việt dù sống ở nước ngoài vẫn giữ tục lệ này.

Phong tục cúng ông Táo:


Ông Táo là thần bếp, được Trời (hay Thượng đế) giao trách nhiệm theo dõi tất cả những việc xảy ra trong nhà. Hằng năm, ngày 23 tháng chạp ông Táo phải lên trời để trình cho Thượng Ðế các việc ghi nhận để Thượng Ðế xét thưởng hay phạt gia chủ. Vào ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng quét dọn bếp sạch sẽ và làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời, nhờ ông báo cáo điều tốt để Trời cho gia đình được bình an, may mắn trong năm tới. Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp, và phải có một con cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cỡi cá chép để về trời. Ngày nay, tuy không còn lò bếp như xưa, nhưng người Việt vẫn giữ tục lệ này.

Ngay cả những người Việt sống ở hải ngoại, nhiều gia đình vẫn cúng ông Táo vào đúng ngày 23 tháng chạp. Các tờ báo, tạp chí, cuối năm đều có thông lệ viết một bài báo cáo mọi việc trong năm, gọi là sớ Táo quân. Các buổi liên hoan hay văn nghệ mừng xuân, người ta vẫn thường biểu diễn cảnh ông Táo về thiên đình kể chuyện dân gian cho Thượng Ðế nghe.

Phong tục chúc Tết:

Chúc tết hay mừng tuổi là nói những lời cầu mong tốt lành cho người khác trong những ngày đầu năm. Trong gia đình, sáng mồng một thì con cái chúc tết cho cha mẹ và ông bà (nếu cùng sống chung). Con cháu mà chưa có gia đình thì cũng được ông bà, cha mẹ chúc lại và cho một món tiền đựng trong một phong bì đỏ gọi là lì xì. Tiền lì xì thường là những tờ giấy bạc còn mới.


Trong ba ngày đầu năm, hay còn gọi là ba ngày tết, người ta đi đến nhà bà con, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới. Ngay cả với những người mới gặp cũng vẫn vui vẻ và chân thành chúc nhau. Khi có người quen đến nhà chúc tết thì chủ nhà phải tiếp đãi vui vẻ, thân mật và đãi ăn uống. Tục lệ này nói lên sự quan tâm và tình thân giữa con người với nhau, dù là thân hay sơ. Ngày nay, tuy sống ở nước ngoài, người Việt vẫn giữ tục lệ đáng yêu này.
Mồng một thì tết nhà cha, Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.
(nghĩa là ngày mồng một về chúc tết cha mẹ hay là bên nội, ngày mồng hai về chúc tết cha mẹ vợ hay là bên ngoại; còn ngày mồng ba thì phải đi chúc tết thầy giáo).

Phong tục cúng tết:

Tết là một thời gian thiêng liêng trong đời sống người Việt. Ðó là dịp đoàn tụ gia đình, cả người sống lẫn người đã chết. Những người đi làm, đi học xa quê hương, xa gia đình đều tìm đủ mọi cách để về ăn tết với cha mẹ, với gia đình.

Chiều ba mươi tết (hoặc ngày 29, nếu tháng chạp thiếu), người ta cúng để mời linh hồn tổ tiên và những người thân đã mất về ăn tết cùng con cháu. Ðúng giữa đêm trừ tịch, lúc chuyển từ năm cũ sang năm mới thì cúng giao thừa để tiễn năm cũ và đón năm mới. Lễ cúng này được bày ngoài trời hay trước cửa ra vào để cúng trời đất, cầu xin bình an may mắn. Thông thường, đúng giờ giao thừa thì các chùa đều gióng chuông báo hiệu, và rồi mọi nhà đều đốt pháo. Ðến ngày mồng ba thì cúng đưa tức tiễn đưa linh hồn những người mà ta đã mời về ăn tết chung. Về mặt nghi lễ, ngày tết đến đây là chấm dứt. Ở nước ngoài, nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ tục lệ này, chỉ không thể đốt pháo mà thôi.


Phong tục biếu Tết:

Biếu tết là tặng quà cho người khác ăn tết. Ðây là dịp để nhớ ơn những người đã từng giúp mình, để tỏ lòng yêu kính đối với người trên, tỏ lòng quan tâm thương mến với họ hàng, bạn bè. Thông thường thì:
bà con thân thiết biếu tết lẫn nhau
con rể, con dâu biếu tết cha mẹ vợ/chồng
học trò biếu tết thầy cô
bạn bè biếu tết lẫn nhau
con nợ biếu tết chủ nợ
bệnh nhân biếu tết thầy thuốc

Việc biếu tết thể hiện tấm lòng biết ơn, hoặc yêu thương chân thành, hoặc quan tâm thương mến, nên rất đáng quý. Ngày nay, chúng ta vẫn còn giữ tục này. Tuy nhiên, đừng lợi dụng việc biếu tết này để hối lộ, mua chuộc.

Phong tục xuất hành:

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Tục lệ này có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người không còn tin theo. Hơn nữa, cửa nhà và đường sá ngày nay được xây dựng theo phương hướng cố định, chúng ta khó mà chọn được hướng đi như trong sách lịch nói.

Phong tục xông đất:

Xông đất là người đầu tiên bước chân vào nhà của người nào đó. Người ta tin rằng tuổi tác của người khách đầu tiên có ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà. Vì thế, từ trước tết, chủ nhà thường chọn người quen biết nào mà có tuổi hợp với mình theo sách tử vi để mời họ đến xông đất cho mình. Tục lệ này cũng có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người cũng không tin theo nữa.

Phong tục hái lộc:

Trong đêm giao thừa, người ta đi lễ chùa để cầu xin đức Phật ban cho điều tốt lành trong năm mới. Sau đó, trong đêm tối trên đường về sẽ bẻ đại một cành lá cây nào đó. Nếu bẻ được một cành lá tươi tốt, đầy đủ thì đó là điềm may mắn cho suốt năm tới. Tục này ngày nay ít còn người làm vì bẻ cây của người khác là việc phá hoại, vừa không tốt vừa có thể gây phiền toái về mặt pháp luật.

Phong tục kiêng cử:

Kiêng (hay kiêng cử) là những điều không được làm. Trong những ngày tết, những điều gì xấu đều phải kiêng. Sau đây là một số điều thường được kiêng:

Không quét nhà, đổ rác ngày tết (vì sợ quét, đổ đi những điều may mắn)
nói những điều tục tĩu
mặc quần áo trắng (sợ có tang)
nói tới những chuyện chết chóc, nói những điều xui xẻo
Những điều kiêng cử này đều có vẻ hoang đường, ngày nay tuy nhiều người không tin nữa, nhưng một số đông khác vẫn còn giữ.

Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết.

Chợ Tết:

Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là dậy lên không khí ngày lễ hội. Chợ Tết được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua hàng nặng trĩu giỏ.

Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán. Ví dụ như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa. Người ta bán những chiếc tháp làm bằng bánh in bao giấy màu, những chiếc bánh ly bằng bột nếp hoặc bánh ngũ sắc dùng để chưng lên bàn thờ. Chợ còn bán những thứ không ăn được, nhưng vô cùng cần thiết cho ngày Tết như phong bao lì xì, giấy dán và bây giờ phong trào viết chữ ngày Tết đang phục hồi trở lại. Nhưng cái thú mua sắm trong ngày Tết vẫn là chuyện đương nhiên, gần như không một nhà nào lại không “đi sắm Tết”.

Dẫu rằng cách ăn, cách chơi Tết trải qua bao năm đã thay đổi cho phù hợp với cuộc sống. Điều độc đáo ở chỗ là dù nhà giàu hay nghèo, nhu cầu mua sắm ngày Tết là điều không thế thiếu.


Cây nêu ngày Tết:

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai… Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không mạy. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

Câu đối tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.

Hoa tết

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.

Màu của ngày Tết


Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v... Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi!
Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.

Lễ tổ tiên ngày tết 

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.
Sắp dọn bàn thờ – Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải).
Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.

Trước bàn thờ nghi lễ truyền thống, ăn mặc lễ phục chỉnh tề, cử chỉ nghiêm trang, dọn lòng trong sạch hướng tâm linh cúng lạy, nguyện sống xứng đáng với ''bề trên''. Sự tín ngưỡng ấy đã góp phần tạo thêm giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Sự thờ cúng tổ tiên mách bảo con cháu giữ gìn đạo lý, nề nếp gia phong, sống tình nghĩa thủy chung, tu thân, hướng thiện. Thực tâm cầu thị, yêu đồng loại, sâu nặng cội nguồn...Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...

Dọn cúng mâm cao cỗ đầy. Tề tựu đông đủ. Với các món nấu nướng gia truyền, dâng cúng là những sản phẩm nông nghiệp. Hoa tươi, rượu nếp gạo nấu tinh khiết. Bánh trái, ngũ cốc, thịt gà, heo... Nấu nướng thơm ngon đặt lên cúng trên bàn thờ. Để ông bà yên lòng nhìn thấy các cháu con biết giữ gìn truyền thống ''dĩ nông vi bản'' và đem sức lao động cần cù làm ra thành quả từ lòng đất quê hương của ông cha để lại. Đây chính là nét văn hóa truyền thống góp phần bảo tồn di sản tinh thần và đạo đức trong đời sống con người lưu truyền tự ngàn xưa.

Xuất hành và hái lộc ngày Tết : "Xuất hành" là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

Để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng , làng xóm những lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công...; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Chúc Tết: Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).

Lì xì:

Lì xì ngày Tết (利是, phát âm theo người Quảng Đông: lishi): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hoá thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu. 

Xin chữ đầu xuân:

Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điềm lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Xin chữ là một trong những hoạt động tâm linh ấy.
Việc mang ý nghĩa này có ở nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nước. Từ Bắc chí Nam, từ xuôi lên ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn... ta thường bắt gặp những gương mặt giống nhau ở sự thành tâm của người xin chữ trước người cho chữ. Ngày xưa là chữ Nho, ngày nay vẫn là chữ Nho, lại có thêm cả chữ Ta nữa.

Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Chưa có ai bán chữ, chỉ có người mua giấy để xin chữ. Người cho chữ vẫn có lộc nhưng tinh tế hơn. Việc tưởng như không bình thường nhưng lại thể hiện được nét thanh tao của công việc. Các thầy đồ không phải bận bịu và hệ lụy vào chuyện giá cả, tiền nong để đủ thanh thản và toàn tâm trong công việc cho chữ mang vẻ thánh thiện này.
Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Miếu Văn, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo... Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.
Ban Biên Tập
(Tổng Hơp)  
Xem chi tiết …

Tết Việt xưa vẻ đẹp còn mãi

23:30 |
Ngày xưa ấy, thời gian khó, Tết Việt đậm nét là những ngày sung túc nhất của người dân với bánh trưng xanh, gạo nếp, dưa hành…. câu đối đỏ; nhà cửa quét vôi sáng loáng, trẻ em được manh áo mới... Ngày nay, khi cuộc sống khấm khá hơn, Tết Việt không chỉ còn là những ngày sung túc mà trở thành một dịp thật đặc biệt để người ta dừng lại, "sống chậm" đi một chút, nuôi dưỡng những điều thuộc về truyền thống tốt đẹp của cha ông...


Dường như, ít nhiều thấu hiểu được ý nghĩa đặc biệt của Tết Việt, Corbis có những nhiếp ảnh gia đã lặn lội khám phá mọi miền nước Việt Nam, ghi lại những khoảnh khắc đón Tết của người Việt. Và dù câu chuyện về Tết Việt của Corbis kể về một thời không còn mới lắm (từ những năm 1994-1995) nhưng vẫn thật gần gũi và đầy cảm xúc với mỗi người Việt.

Cùng kể chuyện qua những bức ảnh Tết xưa:

Khi những cơn mưa phùn kèm gió lạnh quất vào lùm chuối nơi chái bếp, cành đào phai bật tung lộc xanh mơn mởn và phiên chợ quê bắt đầu sớm hơn, kết thúc muộn hơn... Tết đến rồi.


Xem chi tiết …

Lì xì ngày Tết, tại sao?! Cùng tìm hiểu phong tục này nhé !....

15:38 |
Không có tài liệu nào nói chính xác thời điểm nào phong tục này du nhập vào nước ta nhưng từ bao đời nay người Việt đã trở thành một phần đậm đà của phong vị Tết Việt.


Xem chi tiết …

Cây Nêu - có ý nghĩa sâu sắc với Tết của dân tộc Việt Nam

15:20 |
Từ bao đời nay, đối với người Việt Nam, hình ảnh cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán. Nó gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

Xem chi tiết …

Việt Nam và Trung Quốc sẽ ăn tết như thế nào các bạn cùng xem nhé!

17:29 |
Với mỗi người dân Việt Nam hay Trung Quốc, Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người có thể quây quần, đoàn tụ, chung vui bên gia đình. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tùy theo bản sắc dân tộc, văn hóa, phong tục ăn Tết ở Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm khác biệt.



Xem chi tiết …

[Phim ngắn] - Vui Tết sum vầy, tỏa đầy yêu thương

13:41 |
Phim ngắn được sản xuất bởi LÂM GIA PRODUCTION

Xuân về, báo hiệu năm mới đang đến gần. Năm cũ trôi qua với bộn bề vất vả mưu sinh, còn gì tuyệt vời hơn khi được về sum họp và đón Tết với gia đình thân thương của mình. 

Ai đang còn xa xứ? Ai đang miệt mài công việc? Hãy quẳng gánh lo đi mà về với quê hương. Mỗi năm chỉ có một lần, Tết đến Xuân về sẽ lạnh lùng biết bao khi ngắm nhìn đường phố tưng bừng đón Tết mà lòng đau đáu nhớ người thân. Nhớ ngôi nhà quen thuộc, nhớ dáng mẹ hao gầy, nhớ ánh lửa bập bùng bên nồi bánh chưng, bên đàn em nhỏ...


Mùa Xuân, mùa sum vầy của những bình yên và hạnh phúc. Đừng gắng gượng lòng mình, đừng chần chừ do dự! 
"Quà nào bằng gia đình sum họp, Tết nào vui bằng Tết đoàn viên." 
Lấy cảm hứng từ những món ngon của mẹ và nỗi cô đơn xa nhà nên LÂM GIA PRODUCTION đã cố gắng mang đến cuộc thi Neptune 1 tác phẩm nhỏ nhưng mang đầy ý nghĩa của Tết Đoàn Viên!
Các thành viên tham gia:
• Đạo diễn: Andy Lâm

Xem chi tiết …

Sinh viên Việt tại Grenoble múa lân, tập văn nghệ rộn ràng

13:37 |
Dân Việt - Múa lân, múa quạt, múa nón… Hội sinh viên Việt tại Grenoble (AEVG), Pháp đang gấp rút chuẩn bị những “món ăn” tinh thần đặc sắc trong dịp Tết này.

Mời bạn đọc cùng “đột nhập” buổi tập văn nghệ cho đại hội Tết của AEVG để xem không khí luyện tập hăng say nhưng không kém phần thú vị.


Các nam sinh viên hăng hái tập múa lân




Không ngại những động tác khó như ngồi dưới đất, cúi gập người để "hóa" sư tử


Anh Phan Viết Phong - "chủ xị" của tiết mục múa lân đang dốc sức hướng dẫn các nam sinh khác






Còn đây là màn múa quạt




Trong khi đó, các nữ sinh say sưa tập múa dân gian...


... nhảy hiện đại


Đây sẽ là đội múa mở màn đại hội Tết với tiết mục Du xuân



Xem chi tiết …

Công nghiệp hóa Tết Việt

12:03 |
Nếu muốn giữ truyền thống thì có nên "công nghiệp hóa" Tết Việt như hiện tại. Và nếu cứ "công nghiệp hóa" như thế, Tết Việt trong tương lai sẽ ra sao? Truyền thống hay không còn mang bản sắc nguyên thủy của Tết Việt?

Tết Nguyên Đán với người Việt từ thời lập quốc mấy ngàn năm nay, đã trở thành một nghi lễ đầu năm mới mang nhiều ý nghĩa cho sự trường tồn, phồn thịnh, an bình. Đặc biệt, những phong tục trong "ba ngày Tết" như một tập quán văn hóa truyền thống, một trong những cái gốc rễ để giữ được bản sắc Việt.


Nhưng có lẽ bước sang thế kỷ 21, khi các khái niệm "tòan cầu hóa", "thế giới phẳng", "công nghệ cao", "kinh tế thị trừơng"... bao trùm lên mọi mặt cuộc sống xã hội, thì những gì thuộc về truyền thống, di sản, văn hóa dân tộc hay "bản sắc Việt"... cũng bị lây nhiễm làm cho phai nhạt, mất màu, lai tạp và thậm chí biến chất hòan tòan.

Truyền thống và... công nghiệp hóa

Kể từ cái bánh chưng Lang Liêu thời Vua Hùng Vương thứ 6, thì những phong tục trong "ba ngày Tết" truyền thống dân tộc Việt đã trở thành một mặc định của nền văn hóa Việt. Được giữ gìn, lưu truyền và như một di sản văn hóa của cha ông để lại cho muôn đời sau. Để như một cái gốc rễ tạo nên bản sắc Việt, không thể bất kỳ thế lực nào đồng hóa, thay đổi hay phá hủy.


Tục gói bánh chưng, giã bánh dầy, như một ý niệm về vũ trụ, sự sống, tồn sinh và phồn thịnh của nền văn minh lúa nước, bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất- âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời- dương.

Bánh chưng, biểu tượng cho Mẹ, bánh dầy biểu tượng Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.


Nhưng rồi, Tết bây giờ không phải nhiêu khê rắc rối, bận rộn những nếp, đậu, thịt, măng, miến, giò chả, bánh trái... Tất cả chỉ cần một buổi chợ, ra siêu thị hay các cửa hàng là có thể có đủ những gì gọi là món ăn truyền thống trong ba ngày Tết. Những "bốn bát, sáu đĩa", hay "sáu bát, tám đĩa" với các cao lương mỹ vị cũng đều có đủ, chỉ cần ra chợ một lúc, là có thể bày lên mâm, không phải ninh, nấu, gói, hấp... mất cả ngày mệt nhọc.

Bây giờ thật hiếm có cảnh nhà nhà đua nhau đi chợ mua nếp, đậu, thịt, lá dong..., rôi ngâm đậu đãi vỏ, ngâm nếp, ướp thịt, cắt lá... để gói bánh chưng. Đêm 30, cả nhà xúm xít quanh nồi bánh, đợi bánh chín, vớt ra, nén, rồi trang trọng đặt lên bàn thờ Tổ tiên.


Họa hoằn chỉ còn ở mấy miền quê "vùng sâu vùng xa" và ở mấy làng truyền thống làm bánh chưng cho cả thành phố ăn Tết. Tấm bánh được sản xuất như một món hàng thực phẩm đóng gói ăn liền, bày bán đại trà trong siêu thị với công nghệ làm bánh "tự động hóa". Vẫn là lá dong gói bên trong, nhưng mỗi cái bánh được ép trong một lớp nhựa polimer.

Giò chả cũng tình trạng y như thế. Không phải là lá chuối truyền thống, mà được gói bằng một lớp nhựa polimer trong, bọc ngòai một lớp polimer nhuộm màu xanh tạo hình như lá chuối. Giò chả không phải giã thịt bằng chày trong cối đá, mà được xay nhuyễn trong một cối máy công nghiệp, mỗi mẻ giò được tính hàng tấn thịt, chứ không phải vài chục kg.

Rồi thì bánh mứt các lọai, ê hề tràn lan, thậm chí ở dọc vỉa hè cũng bày bán.... Ai cần gì những bàn tay khéo của các cô gái, các bà nội trợ cắt cắt, gọt gọt, tỉ mẩn bên những khay bí, gừng, quất, dừa.... Ra chợ, mứt gì cũng có, vừa đẹp vừa không tốn công.

Tục gói bánh chưng ngày tết đã dần biến mất. 

Và Tết Việt bây giờ, còn có những "của lạ", xuất xứ từ các quốc gia lân bang. Trên bàn thờ có khi không có thứ gì "made in Việt Nam" mà mang tòan tên ngọai, từ bánh, rượu Tây, cam, nho, lê, táo đều của Úc, Mỹ, Trung Quốc..., (không biết tổ tiên có đọc được chữ để biết mình đang thưởng thức món gì?)

Dường như cái sự "công nghiệp hóa" đó đã làm hỏng tính chất đẹp đẽ thi vị nhiều ý nghĩa của các món ăn truyền thống trong ngày Tết.


Người kinh doanh thì lấy lợi nhuận là trên hết, nên bất chấp những gì gọi là an tòan vệ sinh thực phẩm. Có Tết nào mà không có chuyện rượu giả, bánh thiu, thịt ươn, mứt bẩn. Có Tết nào mà không có những vụ ngộ độc thực phẩm thừa sống thiếu chết do những hóa chất tẩm ướp trong thực phẩm cho bắt mắt.

Và khi truyền thống bị biến chất

Phong tục ngày Tết xuất phát từ ước nguyện một năm mới mưa thuận gió hòa, ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia tộc, đất nước...

Nhưng rồi, do những xô đẩy du nhập của nhiều luồng văn hóa khác nhau, không có chọn lọc, lại thêm chính sự tha hóa của con người, không đủ kiến văn để cho bản thân một cái "font" đạo đức, đã tạo nên sự biến chất của những tập tục văn hóa truyền thống tốt đẹp trong ba ngày Tết.

Hái lộc đầu xuân, hay "tống cựu nghênh tân", là một phong tục đẹp mang ý nghĩa một sự mới mẻ, một niềm tin vào sự sinh sôi nảy nở phát đạt trong năm mới. Nhưng vài năm trở lại đây, phong tục này bị biến tướng thành một trò phá họai đêm giao thừa của những người thừa học vấn mà thiếu văn hóa. Qua một đêm, cây cối xơ xác, các cây hoa trong công viên trơ trụi, những cây non bị bẻ cành gãy gục chết yểu ngay trong mùa xuân.... bởi tục hái lộc.


Tục lì xì chúc thọ ông bà, hay mừng tuổi con cháu, món tiền chỉ là tượng trưng, không nặng về vật chất, miễn sao đồng tiền mới, phẳng phiu, không dùng tiền cũ nát... Ngày nay, đây có lẽ là phong tục bị "thương mại hóa" nhiều nhất, biến tướng thành phong bao cho các sếp lớn với giá trị "không đếm được".

Như báo chí đã phản ánh, "mốt' đi quà năm nay là "hàng nóng"- (tiền mặt - không phải rượu, trà, bánh, mứt). Lì xì biến thành một thứ hối lộ công khai, tạo tiền đề cho sự tham nhũng trong năm mới.

Liệu có còn Tết Việt?

Câu hỏi tưởng chừng rất dễ để trả lời, vì hiện thực xã hội đã thấy "Tây hóa" khá nhiều. Như một nghịch lý, trên truyền thông hàng ngày thừờng có những chuyên mục để hướng mọi người hãy luôn giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, quảng bá những tinh hoa của văn hóa dân tộc cả vật thể- phi vật thể...


Dường như cái sự "công nghiệp hóa" đó đã làm hỏng tính chất đẹp đẽ thi vị nhiều ý nghĩa của các món ăn truyền thống trong ngày Tết.

Người kinh doanh thì lấy lợi nhuận là trên hết, nên bất chấp những gì gọi là an tòan vệ sinh thực phẩm. Có Tết nào mà không có chuyện rượu giả, bánh thiu, thịt ươn, mứt bẩn. Có Tết nào mà không có những vụ ngộ độc thực phẩm thừa sống thiếu chết do những hóa chất tẩm ướp trong thực phẩm cho bắt mắt.


Nhưng có lẽ chỉ có cộng đồng người Việt ở nước ngòai thì mới chú tâm, và luôn có ý thức về vốn di sản văn hóa truyền thống. Họ tìm về nguồn cội, trân trọng từng tập tục, nghi lễ... Trong khi người Việt tại Việt Nam thì cứ muốn lai tạp mọi thứ, biến dạng nhiều thứ, làm cho những phong tục Tết truyền thống càng ngày càng biến tướng, mất đi ý nghĩa thiêng liêng.


Đã có nhiều ý kiến của các nhà văn hóa học, dân tộc học... cho rằng Tết Việt chỉ nên như một ngày lễ cổ truyền, như các ngày lễ dân gian khác, không nên rình rang, kéo dài, lãng phí ... tòan tập. Hãy noi gương một số quôc gia châu Á lân bang, họ đã "toàn cầu hóa" ăn Tết dương lịch như nhiều nước văn minh.

Cũng có nhiều ý kiến phản bác, Tết Việt là một truyền thống, một nghi lễ linh thiêng của dân tộc Việt mang nhiều ý nghĩa. Nhưng, nếu muốn giữ truyền thống thì có nên "công nghiệp hóa" Tết Việt như hiện tại. Và nếu cứ "công nghiệp hóa" như thế, Tết Việt trong tương lai sẽ ra sao? Truyền thống hay không còn mang bản sắc nguyên thủy của Tết Việt?

Lúc đó có còn là Tết Việt?
Xem chi tiết …