CẢNH GIÁC VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TẾT

09:25 |
Dịp Tết cũng là lúc mọi nhà đều dự trữ thật nhiều thực phẩm để đãi khách và sử dụng cho gia đình. Từ những món ngọt như bánh, mứt (mua hoặc tự làm) đến các món mặn như thịt nguội, lạp xưởng, bò khô, dưa cải muối… Thế nhưng nếu việc dự trữ, chế biến thức ăn lại không phù hợp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì chính những món ngon ngày Tết này lại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí làm chúng mình bị ngộ độc thức phẩm luôn nữa cơ. Cùng nhau lưu ý và cảnh giác teen nhá!

An toàn Tết - Du Lịch Tết
Tại sao tớ lại bị ngộ độc?

Tình trạng này xảy ra khi chúng mình ăn phải thức ăn chứa mầm bệnh như các vi khuẩn gây hại hoặc những chất độc do thức ăn bị thiu. Bên cạnh đó, những thực phẩm được chế biến từ thịt động vật nhưng chưa được nấu chín hoặc rau chưa rửa sạch, một số sản phẩm từ sữa, thủy sản… đều có thể chứa mầm bệnh đó các ấy ạ! Các vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho chúng mình thường là salmonnella, E.coli, listeriahoặc campylobacter…

Chưa hết, các ấy cũng có nguy cơ bị ngộ độc thức ăn nếu măm măm phải các chất gây hại xuất hiện ngay trong quá trình chế biến như chất bảo quản, gia vị không có nguồn gốc rõ ràng hoặc các độc chất tự sinh ra trong quá trình dự trữ thức ăn nhưng chế độ bảo quản lại không phù hợp.


Làm thế nào để biết tớ đã bị ngộ độc?

Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ biến chuyển rất nhanh từ thể nhẹ, thoáng qua sang thể nặng tùy theo tác nhân gây ngộ độc. Trong vài giờ sau khi chúng mình măm măm, những các triệu chứng bất thường có thể xuất hiện bao gồm:

- Buồn nôn, khó chịu ở bụng hoặc nôn mửa, đau quặn bụng.

- Tiêu chảy: một hoặc nhiều lần. Phân có thể có nhiều nước hoặc có máu.

Khi bệnh biến chuyển nặng, các ấy có thể thấy xuất hiện các triệu chứng nặng toàn thân như sốt, nhức đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, rơi vào tình trạng hôn mê…

Đối phó với ngộ độc thế nào đây?

Cho dù triệu chứng chúng mình gặp phải là nhẹ hay nặng thì việc đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác vẫn là biện pháp xử lí tốt nhất cho chúng mình. Bởi lẽ, tùy theo mỗi loại mầm bệnh mà các bác sĩ sẽ có cách điều trị cụ thể và đa số các trường hợp nhẹ thì các ấy sẽ không cần phải dùng đến những loại thuốc đặc trị nào.

Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu mất nước do ói và tiêu chảy nhiều, bạn cần tích cực uống bù nước ngay, càng sớm càng tốt trước khi đi đến bệnh viện. Trong những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch cho chúng mình nữa đấy!

Đừng để ngộ độc thực phẩm làm teen ăn Tết mất vui

Chúng mình hoàn toàn có thể ngăn chặn tên khách không mời mà tới này bằng cách cẩn trọng trong ăn uống đó các ấy ạ! Cùng lưu ý một số điều sau trước khi măm măm Tết nè!

- Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, tốt nhất là đã qua kiểm định. Với những thức ăn chế biến sẵn, các ấy nên chọn mua ở những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh và nhất định là phải còn thời hạn sử dụng. Đặc biệt cảnh giác với các loại thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao như cá ngừ, măng tươi, nấm... nha!


- Ăn chín, uống sôi luôn là nguyên tắc vàng để giúp chúng mình chống ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, các ấy hãy hạn chế măm măm các loại rau, thực phẩm sống.

- Bảo quản thức ăn hợp lí bởi các loại vi khuẩn tiềm ẩn sẽ phát triển rất nhanh nếu thực phẩm không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.

- Sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ và tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng. Nếu để quá 2 giờ thì các ấy phải bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và đừng quên hâm nóng lại trước khi ăn.

- Học tập các “bé khỏe bé ngoan”, bạn phải nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn để bảo vệ cái tết bình an cho chính mình nhá!
Xem chi tiết …

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ SỨC KHỎE NGÀY TÊT

09:09 |
Tags: làm thế nào để, chế độ ăn uống, giữ sức khỏe, bắt đầu lại, ngày Tết, trong ngày, tập luyện, cơ thể, thông thường, nước lọc, bạn


Hãy uống nhiều nước lọc và ăn nhiều trái cây trong ngày tết - Ảnh: Corbis

Thông thường khi đến ngày lễ tết, mọi người hay cho phép mình "tới bến" và bỏ quên chế độ ăn uống, tập luyện thường xuyên.

Để rồi sau một tuần "xả láng", bạn soi gương và hỡi ôi vì vòng 2 tăng thêm vài centimet, cơ thể uể oải không muốn bắt đầu lại công việc.

Làm thế nào để vừa tận hưởng kỳ nghỉ thật trọn vẹn, vừa giữ được sức khỏe để bắt đầu một năm mới? Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn:

1. Hạn chế ăn dầu mỡ

Trong những ngày tết, thật khó mà cưỡng lại các món ăn hấp dẫn như thịt kho tàu, bánh chưng bánh tét... nhưng đó là những món dễ khiến bạn tăng cân nhất đấy! Để giảm lượng thức ăn, bạn nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn một ít. Ngoài ra, cần chú ý ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây - những món này cũng không khó tìm trong ngày tết, đúng không bạn!

2. Uống nhiều nước

Ngày thường bạn đã được khuyên uống tám ly nước mỗi ngày. Vào ngày tết bạn càng phải lưu ý hơn đến điều này vì thông thường trong những bữa ăn ngày tết, bạn uống nước ngọt hoặc bia nhiều hơn nước lọc. Những thức uống đó và một số thức khác như rượu, trà, cà phê thực chất chỉ giúp bạn giải khát chứ không thể bổ sung nước cho cơ thể tốt bằng nước lọc. Hãy cố gắng uống nhiều nước lọc trong ngày, vì nếu bị thiếu nước cơ thể sẽ gửi đi tín hiệu khiến bạn ăn nhiều hơn để bù vào lượng nước đó.

3. Cố gắng duy trì chế độ tập luyện

Thông thường trong ngày tết, bạn sẽ mất nhiều thời gian cho việc nấu nướng, dọn dẹp, đi chúc tết... và không còn thời giờ cho việc tập luyện thể thao. Ngoài ra, những địa điểm tập luyện cũng không mở cửa phục vụ trong dịp này. Vậy thì tại sao bạn không tập luyện tại nhà? Những động tác vận động toàn thân sẽ giúp bạn tiêu hao lượng calorie thừa và cho bạn một tinh thần sảng khoái.

Để không bị những cuộc vui ngày tết cuốn đi, bạn có thể viết ghi nhớ giờ tập thể dục mỗi ngày lên lịch treo tường. Chỉ cần 15-30 phút tập mỗi ngày trong suốt những ngày nghỉ, bạn sẽ cảm thấy thật khỏe khoắn để bắt tay vào những dự định cho năm mới.

Chúc bạn đón một cái tết thật vui tươi và khỏe mạnh!
Xem chi tiết …

MÓN NGON NGÀY TẾT : MÓN CHẢ

17:15 |
Trong mỗi dịp xuân về là lúc những món ngon ngày tết được phô bày. Bên cạnh bánh chưng, bánh tét, dưa hành, củ kiệu không thể thiếu món chả. Món chả có nhiều cách chế biến và tên gọi khác nhau. Những món ăn ngon sẽ giúp bữa ăn của gia đình bạn thêm ấm cúng.

Ẩm thực Tết - Du Lịch Tết
Những món ngon ngày tết từ các loại chả đã từ lâu trở thành một món ănkhông thể thiếu trong mâm cơm cúng và cả trong những bữa tiệc sum họp.

Chả đùm
Là món chả có mặt thường xuyên trong tiệc cưới ở miền Nam. Chả đùm thường được dọn để khai vị cùng với các loại đồ nguội khác như chả lụa, chả giò, nem… Ngày Tết, chả đùm cũng là một loại chả ngon mà bạn có thể làm được.


Nguyên liệu cho một đòn chả khoảng 1 kg gồm có: 200 g thịt bò phi lê hoặc phần bắp chuột thật mềm, 200 g thịt ba rọi, 200 g gan lợn, 200 g mỡ chài, 200 g đậu phộng, 2 lọn bún tàu, 10 g nấm mèo khô, 3 quả trứng gà, 200 g mỡ chài, 2 muỗng cà phê tiêu đen, bong bóng lợn (để dồn chả) kèm gia vị muối, đường, nước mắm, bột ngọt, hành củ vừa, tỏi vừa đủ.

Cách làm như sau: Thịt bò, ba rọi chọn thịt thật tươi, dùng khăn ấm lau khô rồi xay và quết nhuyễn cùng với tỏi băm. Gan cũng bằm nhuyễn, đậu phộng giã nhỏ. Nấm mèo và bún tàu ngâm mềm, nở rồi xắt thật nhuyễn. Trộn tất cả các nguyên liệu lại, thêm lòng đỏ trứng gà đánh mịn, nêm muối đường, hạt nêm và tiêu hột. Mỡ chài rửa sạch, trải ra khay, cho chả vào, ém chặt rồi gói lại. Bong bóng lợn rửa nhiều lần cho thật sạch rồi nhồi chả vào cho bong bóng giãn nở hết cỡ,sau đó dùng chỉ túm chặt lại rồi đem hấp chín. Nếu không tìm thấy bong bóng lợn, có thể cho chả vào chén, khuôn, bên dưới và lót mỡ chài cho dư rồi phủ kín mặt chả, sau đó đem hấp. Chả này có thể dùng ăn liền hoặc cho vào tủ lạnh trữ, ăn kèm bánh phồng tôm.

Giò thủ


Giò thủ là món ăn không chỉ quen thuộc với người Bắc mà người Nam cũng rất ưa chuộng. Giò có vị giòn sừn sựt của tai, lưỡi lợn nên không ngán. Để làm 1 kg giò, cần chuẩn bị 1 cái lưỡi lợn, 2 cái tai lợn vừa, 400g da lợn phần mũi, 100g nấm mèo, tiêu sọ, hành khô, muối đường, nước mắm, bột ngọt vừa đủ.


Lưỡi, tai, mũi lợn làm thật sạch, cạo thật kỹ bằng muối và trụng sơ nước sôi để đảm bảo cạo sạch phần mảng bám trắng rồi đem luộc sơ qua, vớt ra ngâm ngay vào nước đá cho nguội, xắt mỏng nhưng bản to. Nấm mèo ngâm nở, xắt sợi. Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, để khoảng 30 phút cho thấm gia vị. Bắc một cái chảo lên bếp, chảo nóng cho vào ít dầu, cho nguyên liệu đã trộn vào xào, xào cho đến khi thấy ra nhựa, đảm bảo kết dính chả. Chuẩn bị lá dong hoặc lá chuối, bên trong có thể lót nilon, xúc chả vào, gói lại thật chặt.
Đợi khi chả nguội, cho vào tủ lạnh dùng dần, có thể để được ba tuần.


Nem sen


Đây là món ăn lạ, vừa giống nem (chả giò) vừa giống chả. Bạn có thể làm món này để đãi khách, bổ sung thêm hương vị trong mâm cơm vốn nhiều món quen thuộc. Hãy chuẩn bị 50 g hạt sen tươi, 20 g củ sen, 20 g nạc cua, 100 g tôm sú, 30 g thịt ba rọi xay, một ít nấm hương, nấm mèo, 1 quả trứng gà, hành lá, giá, cà rốt, hành tây, bột gà, bột mì, tiêu, bánh tráng cuốn.
Cách làm như sau: Hạt sen luộc chín băm nhỏ, tôm sú bóc vỏ, băm nhỏ. Cà rốt, củ sen, hành tây, hành lá, nấm hương, nấm mèo sơ chế sạch rồi băm nhỏ. Trộn tôm, thịt, cua với trứng gà, bột mì trước sau đó trộn tiếp các loại củ quả băm vào, nêm gia vị. Trải bánh tráng nem ra cho nhân vào gói theo kiểu hình tam giác, chiên cho đến khi nem vàng đều là được.


Trong danh sách những món ngon ngày tết không thể thiếu đi được những món chả, các loại giò chả trên đều có thể ăn kèm với nước mắm chua ngọt, rau sống và bún.
Xem chi tiết …

10 MÓN NGON LẠ MIỆNG NGÀY TẾT

17:03 |
Ngày Tết cổ truyền, mâm cơm trong mọi gia đình đều được chú trọng sao cho ngon, đẹp mắt và còn mang ý nghĩa đủ đầy cho cả năm.

Ngày nay, sự giao thoa văn hóa đã khiến mâm cơm ngày Tết không chỉ có những món cổ truyền xưa kia như giò lụa, giò xào, dưa hành, canh măng mọc… mà thêm vào đó là những món mang phong cách hiện đại, nhưng vẫn là những món ăn bổ dưỡng, mang ý nghĩa của sự sung túc cho năm mới!

1. Salad trái bơ và thịt cua

Ẩm thực Tết - Du Lịch Tết

Nguyên liệu:

Quả bơ, hành tây tím, cải bó xôi, thịt cua bể.

Gia vị gồm: mù tạt hạt, dầu olive, giấm, nước chanh, tiêu muối, tỏi.
Thực hiện:

- Quả bơ cắt hạt lựu, hành tây tím cắt hạt lựu, cải bó xôi cắt nhỏ vừa.

- Cách làm nước sốt: Cho mù tạt hạt vào đánh cùng với dầu ô liu, sau đó cho giấm và một ít nước chanh, tiêu muối nếm vừa, đánh đều lên.

- Thịt cua xào thơm với tỏi và dầu olive sau đó trộn với quả bơ cho vào khuôn. Bày lên đĩa, cho cải bó xôi lên trên cùng, rưới sốt vòng quanh.
2. Thăn bò cuốn nấm kim châm


Nguyên liệu:

Thăn bò, bacon (đồ nguội), nấm kim châm.

Gia vị gồm: muối, tiêu, dầu ăn, mù tạt, sốt bò.
Thực hiện:

- Thịt thăn bò dần mỏng, ướp muối, tiêu, bột bò sau đó cho nấm kim châm vào cuộn lại.

- Bacon cuốn ngoài thịt bò, đem áp chảo chín, bày ra đĩa. Đổ sốt bò và sốt mù tạt vàng lên trên.
3. Đùi gà nướng


Nguyên liệu:

Đùi gà, su hào, cà rốt, hoa lơ xanh, bánh chưng, bơ.

Gia vị gồm: muối, tiêu, bột gà, các loại lá thơm, tỏi, ketchup, mù tạt vàng, nước táo, cocacola, sốt ớt, sốt BBQ.
Thực hiện:

- Đùi gà lóc xương tẩm ướp muối, tiêu, bột gà, các loại lá thơm sau đó đem nướng chín.

- Su hào và cà rốt thái mỏng, hoa lơ xanh xào với bơ, tỏi. Bánh chưng áp chảo đến khi chuyển màu vàng. Bày tất cả ra đĩa.

- Cách làm sốt: Cho ketchup, sốt Worcetershire, mù tạt vàng, nước táo, sốt BBQ, một ít nước cocacola, tương ớt, tất cả đánh đều lên sau đó nêm vừa gia vị.
4. Cá tẩm bột chiên


Nguyên liệu:

Cá (tùy chọn loại), bột mì, trứng gà, khoai môn, bacon, hành tây, tiêu, muối, bột hải sản, rượu vang trắng, dầu ăn, rau các loại, bơ, tỏi.
Thực hiện:

- Cá tẩm ướp tiêu, muối, bột hải sản, rượu vang trắng sau đó lăn qua bột mì đánh cùng lòng đỏ trứng gà, trứng lăn qua bột chiên, rán vàng. Khoai môn nghiền trộn với bacon và hành tây băm nhỏ sau đó lăn qua bột mì rồi đem ăn.

- Cách làm sốt: Làm sốt trắng sau đó cho sốt atiso đỏ vào, nêm gia vị vừa.

- Rau các loại xào với bơ tỏi.
5. Salad củ đậu mực khô


Nguyên liệu:

Củ đậu, mực khô, cà rốt, rau mùi, rau thơm, đường, giấm, tỏi, ớt, sốt ớt gà, nước chanh, gia vị.
Thực hiện:

- Củ đậu, cà rốt thái chân hương, rau mùi, rau thơm thái khúc to. Mực nướng chín, xé nhỏ trộn với củ đậu và cà rốt, rau thơm bày ra đĩa.

- Nước sốt: Đường, giấm, tỏi, ớt, sốt ớt gà, một ít nước chanh nêm vị chua ngọt.

6. Salad cải xoong với tôm


Nguyên liệu:

Rau cải xoong, cà rốt, hành tây, tôm, sốt ớt gà, tiêu, muối, mù tạt xanh, dầu ăn, giấm, nước chanh, gia vị.
Thực hiện:

- Rau cải xoong ngắt nhỏ, cà rốt, hành tây thái chỉ. Tôm sơ chế sạch, bóc vỏ, tẩm ướp sốt ớt gà, tiêu, muối sau đó đem áp chảo.

- Cách làm sốt: Mù tạt xanh đánh đều với sốt dầu giấm, một ít nước chanh, nêm gia vị vừa.

- Bày tất cả ra đĩa.
7. Cơm thịt bò


Nguyên liệu:

Thịt bò, rau các loại theo mùa, muối, tiêu, bột gà, bột ngũ vị hương, dầu hào, xì dầu trắng, cơm trắng, 2 ống tre.
Thực hiện:

- Thịt bò thái mỏng tấm ướp muối, tiêu, bột gà, một ít bột ngũ vị hương, dầu hào và xì dầu trắng, sau đó xào chín cho vào ống tre đem nướng.

- Rau xào theo mùa, chọn rau bạn thích là được. Bày ống tre thịt bò và rau, cơm trắng vào đĩa, ăn nóng.
8. Cá hấp ngao


Nguyên liệu:

Cá, ngao, rau mồng tơi, muối, tiêu, bột hải sản, xì dầu, ớt đỏ, bún.
Thực hiện:

- Ngao luộc chín, giữ lấy nước để hấp cá.

- Cá tẩm ướp, muối, tiêu, bột hải sản, áp chảo qua, sau đó cho vào hấp nước ngao. Rau mồng tơi cho vào nước luộc ngao hấp.
9. Cá nướng lá chuối


Nguyên liệu:

Cá hồng, khoai môn, gia vị, lá chuối.
Thực hiện:

- Cá hồng lọc bỏ xương, ướp gia vị. Khoai môn gọt vỏ, hấp chín. Sau đó nghiền nát. Lá chuối rửa sạch, nướng qua lửa cho mềm. Gói miếng cá vào trong lá chuối và đem nướng chín. Bày tất cả ra đĩa, ăn cùng khoai môn nghiền.

- Trước khi ăn, bạn nên làm nóng nước dùng trở lại, khi nước bắt đầu sôi, thả tôm đã lột vỏ, rửa sạch vào. Nấu ở ngọn lửa vừa khoảng 2 phút hay cho đến khi tôm trở nên đục.

- Trang trí với vài lát ớt và lá ngò.
10. Soup tôm kiểu Thái


Nguyên liệu:

Tôm sú, nấm rơm, sả, riềng, ớt hiểm, rau mùi, cơm trắng, nước, soup tom yam paste, canh, đường, nước mắm, lá chanh, ngò.
Thực hiện:

- Tôm sú cắt bỏ râu, rửa sạch, để ráo. Nấm rơm gọt gốc rửa sạch. Sả cay đập giập, cắt khúc dài. Riềng gọt vỏ, xắt lát mỏng. Ớt hiểm đập giập. Ngò rí rửa sạch, cắt khúc.

- Cho nước, riềng, sả, ớt, lá chanh vào nồi, đun sôi, tiếp theo cho tôm sú, nấm rơm, soup tom yam paste vào nồi nấu cho tôm chín, nêm đường, nước mắm và nước cốt chanh cho có vị chua ngọt vừa ăn. Múc súp tôm vào bát, cho rau mùi vào. Dùng nóng với cơm hay bún đều ngon.
Xem chi tiết …

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ NÊN TRÁNH VÀO NGÀY TẾT

16:48 |
Vui xuân - Du Lịch Tết
Ngày Tết thường mọi người sẽ kiêng kị một số thứ với mong muốn gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống. Mỗi miền của nước ta đều có những điều kiêng kị khá khác nhau nên nếu bạn chuẩn bị làm dâu hay tới thăm bạn bè ở các vùng miền khác nhau nên cẩn thận một chút để không bị phạm úy nhé…
Miền Bắc

Nói về kiêng kị ngày Tết, có lẽ miền Bắc là vùng miền có nhiều điều cấm kị nhất cả nước. Người miền Bắc rất coi trọng và tuân thủ theo những điều không được làm ngày Tết với hy vọng nhiều thứ trong năm mới.

* Kiêng quét nhà:
Ba ngày Tết đối với người miền Bắc là ba ngày đón may mắn đầu năm nên họ kiêng nhất quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Chính vì thế, vào ngày cuối cùng của năm, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.

* Kiêng đổ rác:
Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký.

Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.
Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.

* Kiêng không treo những tranh “xui xẻo” như: đánh ghen, kiện tụng… mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…

* Kiêng cho lửa ngày Tết: Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió. Các bạn chớ có nên đi xin lửa nhà người khác ngày Tết nha!
* Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi“. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn đó!

* Xông nhà: Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.


Nếu không hợp tuổi, nên tránh xông đất đầu năm nhà người khác

* Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: “Chết rồi!”, “Tiêu rồi!”.
* Kiêng cho nước đầu năm:
vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vào như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc
* Kiêng làm vỡ bát đĩa: Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
* Kị mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.


Miền Trung
Với người miền Trung, họ có vẻ thoải mái hơn đối với những ngày Tết, họ khá thoải mái đối với tất cả mọi thứ để có những ngày Tết.


Người miền Trung thường kiêng ăn các món được chế biến từ tôm trong các ngày Tế Nguyên Đán

*Tuy nhiên, với các món ăn, người miền Trung lại có một số tục như kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

*Ngoài ra, một số nơi ở miền Trung người ta thường kiêng mặc đồ màu trắng trong suốt tháng Giêng đầu năm mới.

Miền Nam
* Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.

* Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.

* Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

* Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.
Xem chi tiết …

NÊN KINH DOANH BUÔN BÁN GÌ TẾT 2014 NÀY ????

16:25 |

Chỉ còn 2 tuần nữa thôi là đến Tết Nguyên Đán 2014 , mọi người đang nô nức chuẩn bị đón tết hoành tráng . Nhà nhà mua sắm để có một cái tết ấm cúng và sum vầy , ai cũng muốn trong nhà thật nhiều đồ ăn , tủ lạnh luôn đầy ấp nước uống . Nhu cầu sắm tết tăng mạnh mẽ hơn bao giờ hết , người nhiều tiền thì sắm bàn mới , ghế mới , tivi mới hay cả một dàn karaoke mới để ăn tết , người ít tiềnthì mua hoa , mua bánh mứt, và vô số những thứ linh tinh khác để trang hoàng cho mái ấm gia đình đón xuân.

Hoa Tết - Du Lịch Tết

Nhu cầu mua sắm tăng thì cũng là cơ hội để những bạn trẻ kinh doanh để kiếm tiền tiêu tết.Do có rất nhiều thứ để mua sắm nên sẽ có rất nhiều thứ để bạn kinh doanh kiếm lãi. Ta sẽ chọn những thứ phổ biến nhất để kinh doanh và kiếm lãi nhanh chóng trước tết nhé.Sau đây là đề xuất những thứ để kinh doanh:

Bán Hoa:

Chắc chắn các bạn đều biết hoa là vật trang trí không thể thiếu trong mỗi gia đình trong ngày tết .Do đó dù giàu hay nghèo từ nông thôn đến thành thị , kinh doanh hoa luôn là cách kiếm tiền phổ biến nhất trong ngày tết . Không nên nghĩ vì rất nhiều người biết đến nên sẽ cạnh tranh cao bởi vì nhu cầu mua hoa là rất lớn. 


Xu hướng của những năm gần đây là các loại hoa như hoa ly, hoa lay ơn, hoa dơn, hồng, hoa hải đường, nụ tầm xuân…

Nếu bạn có ý định bán hoa bạn có thể chọn mua hoa ở các chợ hoa lớn như Quảng Bá , chợ Hoa Mê Linh (Vĩnh Phúc ). Có rất nhiều người muốn hoa chất lượng thì có thể mua hoa ở Đà Lạt rồi chở về.

Kinh nghiệm bán hoa cho biết bạn phải có nguồn hàng chắc chắn , biết cách bảo quản và chăm sóc hoa tránh sự thay đổi của thời tiết.
Bán bánh chưng , giò chả , bánh tét:

Ở các thành phố lớn như Hà Nội , TPHCM việc vệ sinh an toàn thực phẩm ngày tết luôn đươc chú trọng ở mức cao. Nên nếu bạn có người nhà có thể làm các loại bánh truyền thống này thì có thể Order để bán trực tiếp . Hoặc nhận giao bánh trong nội thành .
Bánh cành lộc

Vào dịp Tết, bạn cũng có thể bán cành lộc (cành non, có lá và ngọn) như cây lộc, sung, mía…

Bán muối, mía:

Một cơ hội hốt tiền cho những ai chịu khó ra đường vào đêm giao thừa. Chỉ cần một chút muối hạt, cho vào lì xì và kèm một chiếc bật lửa, bạn có thể bán cho rất nhiều người với số tiền thu về không nhỏ chút nào. Những người bán mía cũng thường bán và buổi đêm như thế này,
Bán rượu:

Những ngày gần tết là những ngày mà hầu như nhà nào cũng dâng lên bàn thờ tổ tiên những ly rượu ấm nồng , hay trong cúng giao thừa , cúng ông táo…Rượu cần , rượu nếp Gò Đen rất được ưa chuộng để có thể kinh doanh.

Bán hoa quả:


Hoa quả , trái cây trong những ngày cận tết cũng là những thứ được tiêu thụ mạnh . Nếu có môi quan hệ với các chủ vườn chuối , bưởi , quít , bưởi hồ lô… thì bạn có thể hái ra tiền không ít vào những ngày này.
Xem chi tiết …

MẸO CẮM HOA TẾT ĐƠN GIẢN

14:30 |
Cắm hoa Tết - Du Lịch Tết
Để ngôi nhà thêm màu sắc những ngày Tết, chị em hãy cùng trổ tài cắm hoa nào! Giới thiệu cách tự cắm hoa và một sỗ mẫu hoa đẹp cho ngày Tết, mọi người tham khảo nhé!

Cách 1:

Để thực hiện mẫu hoa này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu sau:

5 cành trân châu đỏ Ilex cao từ 70 đến 90cm.
40 cành hoa hồng đỏ Red Naomi cao 50-60cm.
5 cành Lily vàng Serrano.
Một bó lá dong.
Bình thủy tinh cao 30cm
Xốp cắm hoa.



Bước 1: Cắt xốp vừa bình, ngâm no nước rồi đặt vào giữa bình. Cắm lá dong bao quanh che kín xung quanh xốp.


Bước 2: Cắm thẳng 10 cành trân châu đỏ Ilex tập trung ở giữa bình.



Bước 3: Cắm bổ sung các cành hồng Naomi xen kẽ với Ilex, căn chỉnh phân bố tròn đều quanh miệng bình.



Bước 4: Cắm các cành hoa ly Serrano ôm tròn theo miệng bình và che đi phần thân gỗ bên dưới của trân châu.


Bước 5: Điểm xuyến thêm lá chanh quanh miệng bình để che những khoảng hở.


Cuối cùng treo lên thân hoa một số bao lì xì, câu chúc hoặc các vật trang trí có ghi lời chúc xuân may mắn.
Bày bình hoa ở nơi có tông màu nền sáng nhẹ, không gian nội thất đơn giản, hiện đại. Để hoa tươi lâu, hãy đặt gần nơi ánh sáng tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp, khói, gió quạt.

Cách 2:

Cắm hoa hình chậu cảnh cho Tết

Tùy vào màu của không gian nội thất mà bạn sử dụng màu hoa cho phù hợp.

Chuẩn bị:

Nhiều bông hoa nhỏ, bạn có thể tách ra từ những loại hoa chùm, hay những cành hoa cúc nhỏ. Nên chọn loại hoa tươi lâu.

Chậu cảnh nhỏ cách điệu đẹp mắt.

Xốp cắm hoa, băng dính, que tre nhỏ.

Rêu giả hoặc lớp cỏ mịn đều được.

Kim ghim loại có mũ là hạt cườm hoặc bạn dùng kim ghim xuyên qua cườm.

Thực hiện:

Bước 1:

Nhồi bọt biển, giấy vụn hoặc cát vào bồn hoa nhỏ cho tới khi nó chặt và gần đầy bồn. Dùng băng dính dán phủ mặt cho ổn định. Quấn băng dính vào lưng chừng đoạn tre để làm chốt.


Bước 2:

Cắm que tre vào bồn cây cho ngập tới chốt băng dính vừa dán. Gọt xốp cắm hoa thành hình quả trứng lớn (hoặc theo hình dạng khác mà bạn thích). Ngâm xốp ngấm no nước trong chậu ngập nước. Khi vớt xốp ra bạn dùng que nhọn (như que xiên thực phẩm) châm lỗ đều sẵn trên xốp để tiện cho bạn cắm hoa ở bước sau. Rồi cắm xốp vào que tre.


Bước 3:

Ngắt rời những bông hoa nhỏ ra khỏi chùm hoặc cành nhánh của nó, cắm xuyên các ghim ghim qua hoa từ trên xuống. Nếu kim ghim không có mũ cườm thì bạn xuyên qua một hạt cườm trước khi xuyên vào hoa.

Bước 4:

Cắm những bông hoa có cuống là kim ghim này vào xốp cắm hoa. Cắm phủ đều mặt xốp, cắm dày hoa để che kín mặt xốp xanh.

Bước 5:

Phủ rêu hoặc cỏ mịn kín bề mặt bồn hoa. Bày hoa ở nơi có nhiều ánh sáng và phun nhẹ nước trong ngày cho hoa tươi.


Cách 3:

Giỏ hoa mộc mạc

Một giỏ hoa mộc mạc tự nhiên như chậu hoa cảnh cách điệu sẽ rất tiện cho bạn trưng bày nhà đẹp năm mới.


Chuẩn bị:

- Hoa cẩm tú cầu xanh nhạt 3 cành
- Hoa cẩm chướng màu xanh
- Hoa lan trắng 5 cành
- Hoa đồng tiền màu trắng 1 bó (có thể thay thế bằng hoa cúc trắng bông lớn)
- Hoa păng-xê màu trắng
- Cành lá nhỏ (có thể dùng kèm hoa baby cắm xen kẽ trên giỏ hoa)
- Giỏ hoa mây, túi nilon, sợi kẽm nhỏ
- Xốp cắm hoa, kéo cắt cành hoa


Bước 1:

Đầu tiên, bạn đặt chiếc túi nilon vào trong chiếc giỏ mây, dùng tay ấn nhẹ túi bên trong túi nylon để nó bám vào mặt trong của chiếc giỏ, cắt bỏ phần túi thừa bên trên vành chiếc giỏ và cột cố định bằng sợi kẽm. Túi nylon giữ cho xốp ẩm mà không làm hỏng và giỏ.


Bước 2:

Cắt tấm nylon màu trắng hình chữ nhật lớn đặt vào trong chiếc giỏ. Tiếp theo cắt tấm xốp lớn đặt trên tấm nylon trắng trong chiếc giỏ, dùng sợi kẽm cột 2 bên cạnh quai xách có 2 cành cây giữ cố định cho tấm xốp không bị rơi, túi nylon xòe ra hai bên. Nhớ ngâm thấm nước cho tấm xốp trước bạn nhé.


Bước 3:

Dùng kéo cắt tỉa cành lá, cắm cành lá vào giữa chiếc giỏ sao cho chiều cao của cành lá tương đối bằng với chiều cao của quai xách. Tiếp tục cắt các cành lá nhỏ cắm xòe xung quanh chiếc giỏ.


Bước 4:

Cắt 3 cành tú cầu, 1 cành bông to hơn bạn cắm cao một bên chiếc quai xách và 2 cành nhỏ hơn bạn cắm bên còn lại của quai xách với 2 góc bông hoa lệch nhau.


Bước 5:

Bạn cắt những cành hoa cẩm chướng cắm xen giữa các bông hoa cẩm cú cầu và các cành lá nhỏ. Lưu ý: cắm các cành hoa cẩm chướng có chiều cao phù hợp với chiều cao những cànhhoa đã cắm trước đó.


Bước 6:

Cắt và cắm xen kẽ những khoảng trống là những cành hoa đồng tiền, hoa phăng-xê và cành lan trắng, khi cắm lan bạn phải để những cành lan dài vươn ra ngoài tạo độ rũ tự nhiên của hoa làm cho giỏ hoa của bạn trông đẹp hơn.


Cách 4:


Chuẩn bị:

- Hoa hồng, hoa hồng đỏ
- Hoa cúc, hoa cẩm chướng
- Hoa cát tường tím
- Một vài cành nhỏ chỉ có lá
- Bình cắm hoa tròn
- Xốp cắm hoa
Thực hiện:



Bước 1:

Đầu tiên, bạn cắt xốp cắm hoa đã ngâm nước trước đó đặt vào trong bình. Dùng băng dính dán hai đường vuông góc bên trên để xác định tâm điểm và chia thành 4 khoảng bằng nhau.


Bước 2: Bắt đầu cắm hoa, bạn cắm cành hoa hồng đỏ ở chính giữa bình.


Bước 3: Tiếp theo, cắt 4 cành hồng đỏ cắm xung quanh.


Bước 4: Tiếp đến, bạn cắm các cành cẩm chướng trắng xen kẽ giữa các hoa hồng đỏ.


Bước 5: Sau đó, cắm thêm cành hoa cát tường tím, hoa hồng xen kẽ giữa các hoa cẩm chướng trắng và hoa hồng đỏ.


Bước 6: Cuối cùng, thêm những cành hoa và lá khác vào những chỗ trống còn lại.

Bình hoa xinh của bạn đã hoàn thành rồi đấy.


Cách 5:


Nguyên liệu:

- 1 bát thủy tinh đựng hoa quả (mình mua ở fivimark)
- 1 chân nến (mua ở bigC đường trần duy hưng nhé, đầu tiên tớ lượn fivimark và big C ở the Garden chẳng thấy cái nào ưng ý cả)
- 2 bông cẩm tú cầu
- 9 bông hồng trứng
- 3 cành hoa tóc tiên
- 1 nhánh cúc răng cưa
- 1 miếng xốp

Cách thực hện:

Bước 1: Gắn miếng xốp vào bát

Bước2: Gắn chân nến vào miếng xốp

Bước 3: Phủ riêu che hết phần trắng của miếng xốp

Bước 4: Cắm 2 bông cẩm tú cầu đối xứng qua chân nến

Bước 5: 6 bông hồng cắm chung quanh miệng bát

Bước 6: Nhánh cúc răng cưa chèn vào dưới chân nến (cúc răng cưa là loại hoa nhỏ, vừa đủ nhỏ để che 1 phần chân nến nhưng vẫn nhìn được độ uốn cong mềm mại của chân nến)

Bước 7: 3 bông hồng còn lại cắm trống ở giữa

Bước 8: Sau đó chèn 3 cành tóc tiên ở giữa

Bước 9: Hoàn thành

Và một số mẫu hoa khác, bạn có thể tham khảo thêm nhé!







Xem chi tiết …