Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Bình Thân (2016)

22:16 |
Chiều nay 15.10, Bộ LĐ-TB-XH vừa trình Chính phủ lịch nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 theo đó công chức, viên chức dự kiến được nghỉ từ ngày 28 tháng Chạp năm Ất Mùi đến hết mùng 7 Tết Bính Thân, tổng cộng 9 ngày và không phải đi làm bù.


Bộ LĐ-TB-XH cũng đề nghị Thủ tướng ủy quyền cho cơ quan này thông báo đến các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp biết và thực hiện lịch nghỉ lễ, Tết năm 2016.

Từ năm 2010, Thủ tướng đã đồng ý về việc hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào một số dịp nghỉ lễ, Tết khi có tình huống nghỉ ngắt quãng. Việc hoán đổi tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ lễ, Tết liên tục, không bị gián đoạn.


Quyết định chính thức của Chính Phủ, Ban Biên Tập sẽ cập nhật trong thời gian tới cho bạn đọc.


Trân Trọng
Xem chi tiết …

Phong tục cúng giao thừa và xông đất ngày tết của người Việt

09:07 |
Còn vài tháng nữa là Tết Ất Mùi đến rồi đấy!!! Một năm nữa lại sắp qua, chúng ta lại chuẩn bị chào đón một năm mới sắp đến thôi nào.

Để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng này, nhà nhà, người người ráo riết chuẩn bị mọi thứ cho năm mới, sửa sang, lau dọn nhà cửa một cách cẩn thận nhất.

Giao thừa, là thời khắc quan trọng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lúc này đất trời giao hòa, vạn vật toát lên một sức sống mới bởi sự hòa quyện của âm dương.

Người Việt Nam xưa có phong tục cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị cho người đến xông đất đầu năm và mang thần tài vào nhà.


Cũng giống như chúng ta, mỗi chức vụ đều có nhiệm kỳ thì các vị thiên binh khi xuống hạ giới đi ngang qua nhà để bàn giao công việc, tiễn vị hành khiển cũ và đón vị hành khiển mới. Tổng cộng có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (vị thần giúp việc cho các vị hành khiển), mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Người xưa hình dung rằng trong giây phút này, các vị nhà trời rất đông, tấp nập, vội vã nên chỉ thực hiện công việc ngoài nhà nên mâm cúng mới được đặt bên ngoài để các vị có thể ăn. Nhưng mà họ ăn rất vội vàng hoặc mang theo và thậm chí là chỉ có thể chứng kiến lòng thành của chủ nhà thôi đấy.


Đến nay, khi cuộc sống hiện đại hơn thì mọi thứ cũng được đơn giản hóa hơn. Cho nên trên mâm lễ gồm: thủ lợn hoặc con gà, mứt kẹo, trầu cau, bánh chưng, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi còn có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển nữa nha.

Còn trên chiếc hương án gồm: bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

Đến giờ phút giao thừa, chủ gia đình phải thắp nến, đèn, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Văn khấn này có thể viết ra giấy rồi đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì dâng cúng tờ giấy viết văn khấn này cùng vàng mã.


Sau khi hoàn thành việc cúng giao thừa thì gia chủ cũng khấn Thổ Công (vị thần cai quản trong nhà), ở Nam Bộ thì Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất và lễ vật cũng giống như lễ vật cúng giao thừa để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết với chúng ta. Sau khi cúng xong thì chính thức Tết đã thực sự đến với gia đình rồi nhé.

Trước khi cúng giao thừa, thường gia chủ sẽ kén một người “dễ vía” trong gia đình đi ra từ trước thời điểm giao thừa, sau khi lễ cúng giao thừa kết thúc thì người này hái cành lộc hoặc cũng có thể là xin hương lộc ở chùa mang về. Khi về đến nhà thì tất nhiên là lúc này đã sang năm mới rồi nên là người này sẽ tự “xông nhà” (tức là người bước chân đầu tiên vào nhà sau giao thừa) cho chính gia đình mình và mang theo sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình luôn đấy.

Còn nếu trong gia đình không có người “dễ vía” gia chủ cũng sẽ chọn trước người hạp với Mạng và Thiên Can với gia chủ để vào nhà xông đất. Dĩ nhiên là người này đã được lựa chọn rất kỹ để đảm bảo sự may mắn cho gia chủ trong suốt 1 năm, và họ được nhờ đến sớm vào ngày mùng 1 để trước khi có khách tới chúc Tết. vậy mới gọi là xông nhà chứ.

Bên trên là sơ lược về cách cúng giao thừa ngày tết cũng như chọn người xông đất cho ngôi nhà của mình. Bạn đọc tham khảo và chúc mọi người sẽ đón một cái Tết an lành bên người thân và gia đình nhé !!!!!!
Xem chi tiết …

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Mùi (2015)

13:38 |
Lịch nghỉ tết năm 2015 (năm Ất Mùi) chính thức theo nghị định của Bộ luật Lao Động đã được chính phủ thông qua , cán bộ công nhân viên chức cùng toàn thể học sinh sinh viên trên cả nước được nghỉ Tết âm lịch trong 9 ngày là: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 tháng 2 năm 2015 (nhằm vào các ngày 27/12/2014 đến hết ngày 5/01/2015 âm lịch)





Với lịch nghĩ tết như trên, hứa hẹn rằng người lao động làm việc xa quê năm nay sẽ có một cái Tết ấm cúng và dài ngày hơn để ở bên người thân, gia đình so với các dịp nghĩ lễ khác trong năm. Đồng thời thuận tiện hơn cho việc sắp xếp về vấn đề tàu xe để về quê ăn Tết, hay là đặt vé máy bay để đi du lịch chẳng hạn.

Khi có thông tin chi tiết về lịch nghĩ tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 chúng tôi sẽ cập nhật mới cho các ban. Chúc mọi người chuẩn bị chu đáo để có một năm mới – năm Ất Mùi với nhiều điều may mắn, nhiều niềm vui.

Ban Biên Tập
1 Phút dành cho quảng cáo. 
Một chuyến du lịch đầu năm sẽ là cơ hội để bạn cũng những người thân yêu vui chơi thỏa sức tại những địa điểm yêu thích và khám phá nhiều phong tục đón tết thú vị. Các bạn tham khảo các tour:
Xem chi tiết …

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây tại Thủ đô Hà Nội - mở đầu Ngày văn hóa các dân tộc

16:30 |
Sáng 15/4, Tết Chôl Chnăm Thmây - lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer đã được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.


Xem chi tiết …

Địa điểm bắn pháo hoa tầm cao mừng năm mới 2014 tại TP Hồ Chí Minh

10:29 |
Tết Dương lịch năm nay, người dân TP HCM sẽ được chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao đặc sắc. Đây là năm đầu tiên Thành phố bắn pháo hoa tầm cao trong dịp Tết Dương lịch.

UBND TPHCM vừa có chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2014. Theo đó, TP sẽ bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn thuộc phường Thủ Thiêm, quận 2 từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2014. Đây là điểm mới, bởi trước đây, pháo hoa tầm cao chỉ được bắn trong dịp Tết Nguyên đán, Tết Dương lịch chỉ bắn pháo hoa tầm thấp.

Người dân thành phố náo nức đi xem bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2013

Bên cạnh việc bắn pháo hoa tầm cao, UBND TP cũng đã xin và Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép bắn pháo hoa tầm thấp tại 2 điểm là đường hầm sông Sài Gòn và công viên văn hóa Đầm Sen trong dịp Tết Dương lịch 2014. Tuy nhiên, vì sự cố nên hiện đơn vị cung cấp pháp hoa của Bộ Quốc phòng chỉ cung cấp pháo hoa tầm cao trong dịp Tết Dương lịch. Do đó, UBND TPHCM phải xin ý kiến cho chuyển 2 điểm bắn pháo hoa tầm thấp dịp Tết Dương lịch 2014 sang bắn pháo hoa tầm cao để phục vụ bà con thành phố.

Đến nay, phương án bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2014 được chốt lại là bắn tầm cao ở 1 điểm duy nhất là tại đường hầm sông Sài Gòn. Với vị trí bắn thoáng đãng này, người dân thành phố có thể chọn được nhiều vị trí tốt để thưởng thức như vỉa hè đường Võ Văn Kiệt, các cầu băng kênh Bến Nghé, bến Bạch Đằng, cầu Thủ Thiêm…

Ngoài ra, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đường phố trong dịp Tết Dương lịch, Sở Giao thông Vận tải TPHCM cũng đã thông báo tạm ngưng thi công các công trình đào đường trong dịp này. Cụ thể, sở GTVT yêu cầu tạm ngưng thi công tất cả các công trình đào đường để lắp đặt công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố trong thời gian từ ngày 31/12/2013 đến hết ngày 1/1/2014.

Ngoài ra, Sở GTVT đề nghị chủ đầu tư tất cả các công trình đào đường có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công đào đường, khẩn trương tái lập lại toàn bộ các đoạn đường đã thi công xong trước ngày 31/12/2013. Các công trình thi công có rào chắn chiếm dụng mặt đường đang khai thác được phép tồn tại hàng rào công trường nhưng phải thu gọn hàng rào công trường, làm vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ khu vực công trường thi công.

Xem chi tiết …

CHUYỆN NGÀY TẾT

15:51 |
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ…. Từ già đến trẻ ai cũng biết, ngày tết trong nhà ít nhất cũng phải có cành hoa, bánh chưng, chai rượu…

Du Lịch Tết
Tống cựu nghinh tân

Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, cùng hàng xóm vệ sinh nhà thờ, đường xóm, tắm giặt, mua sắm quần áo mới và mọi thứ thức ăn, vận dụng trong ngày tết…

Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi, không cãi cọ nhau, không vứt rác bừa bãi, không nghịch ngợm, trách phạt nhau…. Đối với hàng xóm láng giềng, trong năm cũ có điều gì không hay không phải đều xuý xoá hết, tất cả mọi người dù lạ dù quen, sau phút giao thừa đều niềm nở, vui vẻ và chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi

Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ tiến bộ, thành đặt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến càng sớm càng tốt, nhưng nhiều nhà chủ tự đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn nghiêm trang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích đến xông nhà.


Đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ra ít khách, không ai dám đi đến nhà khác sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. ông bà, cha mẹ cũng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm làng giềng, bạn bè thân thích, đồng thời chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Người nào thích điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất, luôn hướng tới sự tốt lành và kiêng nói tới những điều rủi ro hoặc xấu xa.

Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại hỏi thăm nhau, nhân ngày lễ tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm. Nhiều nhà, hễ đến chúc tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mới vui lòng, năm mới từ chối sợ bị “ giông” cả năm.

Quà tết, lễ tết


Việc biếu quà tết có ý nghĩa tỏ ân nghĩa tình cảm, con rể tết bố mẹ vợ, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc… Quà biếu, quà tết đó không đánh giá theo giá trị thị trường, nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không dám đến.

Lễ mừng thọ

Ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở nước ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần…. tính theo tuổi mụ. Ngày tết, ngày xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.


Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò sẽ khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày. Sau ngày mồng Một, tất cả “ Tứ dân bách nghệ” đều chọn ngày “khai nghề”, nếu mồng Một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu, riêng khai bút thì giao thừa xong chọn giờ hoàng đạo thì bắt đầu.

Kiêng không hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết

Tục này nguyên từ bên Tàu, trong “ Sưu thần kỳ” có chuyện người lái buôn tên là Ân Minh được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm nhân ngày mồng Một tết, Ân Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Ân Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày tết, ta bắt chước và đến nay vẫn nhiều người theo tục này.

Cúng giao thừa ngoài trời

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả… ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.
Xem chi tiết …

ĐIỀM LÀNH VÀ KIÊNG KỴ TRONG NGÀY MÙNG 1 TẾT

14:26 |

- Hoa mai: Sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may.

Du Lịch Tết
Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.

- Chó lạ vào nhà: Tục ngữ Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang.

- Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.

- Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc. Nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm.

- Đầu năm mọi nhà đều mua muối để cầu may mắn đến. Vẫn có câu là Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.


Kiêng kỵ

Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:

- Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

- Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.

Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.

- Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió…

- Kiêng cho nước đầu năm vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.

- Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.

- Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.

- Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.


- Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

- Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.

- Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành.
Xem chi tiết …

ĐỊA ĐIỂM VUI TẾT HÀ NỘI

11:46 |

Du Lịch Tết Hà Nội

Đi goòng, xua gà vào ổ, pháo đất, ô ăn quan, đánh đu, nhảy sạp,...là những trò chơi dân gian thú vị mà Bảo tàng dân tộc học Việt Nam chuẩn bị cho teen chơi Tết .

Đón Tết dân gian ở Bảo tàng dân tộc học

Teen hào hứng tham gia các trò chơi dân gian tại bảo tàng dân tộc học. 


Bảo tàng dân tộc học Việt Nam thường tổ chức Hội Vui Xuân Tết với những hoạt động vui chơi bổ ích, những sinh hoạt văn hóa đặc sắc gắn với Tết truyền thống và tập quán mừng năm mới của một số dân tộc ở Việt Nam.

Đến đây, teen sẽ được tham gia các trò chơi dân gian trong lễ hội xuân của người dân tộc như đi goòng, chơi quay, ném pao, ném còn,..., hay các trò chơi của người Việt như kéo co, đánh đu, đấu vật, pháo đất, nhảy dây, nhảy bao hố, ...

Trẻ em đến chơi xuân có cơ hội làm nhiều loại đồ chơi dân gian như nặn tò he, tô vẽ tranh 12 con giáp, tô vẽ 12 con giáp bằng gốm,...

Năm nay, lần đầu tiên tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, teen có cơ hội tiếp cận trực tiếp một số nét văn hóa cổ truyền của vùng đất tổ Phú Thọ như: bắt chạch trong chum, làm bánh tai, múa hát, đi cà kheo, thả đũa vào chai của người Cao Lan.

Đặc biệt có hát xoan do phường xoan làng An Thái (Phú Thọ) sẽ trình diễn điệu "trống quân" rộn ràng, điệu "bỏ bộ", "chèo thuyền"... và đặc biệt là điệu "đúm" đối đáp rất sôi động và lôi cuốn giữa trai làng với các đào xoan...

Hát xoan là loại hình hát kết hợp múa, gắn với tục thờ cúng thần - tháng 11/2011 đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Các chàng trai cô gái người Cao Lan đến từ làng Ngọc Tân (huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) góp vui bằng múa xúc tép, múa chim câu, múa trống, đồng thời họ còn đem tới một trò vui thử tài khéo léo là đi cà kheo bỏ đũa vào chai.

Bên cạnh đó, hàng chục người từ các tộc người Tày, Mường,..sẽ biểu diễn những giai điệu âm nhạc mừng năm mới, cầu an, cầu mùa. Một số làng quê Việt sẽ biểu diễn múa rối nước, nghệ thuật thư pháp, in tranh Đông Hồ. Teen cũng có thể tự in bức tranh mình thích.

Teen cũng sẽ được tìm hiểu cách làm bánh tai - một đặc sản của vùng Phú Thọ - cũng như bánh bác và bánh cuốn của vùng Đan Phượng (Hà Nội).

Hương vị ẩm thực Tày xứ Lạng sẽ do người Tày đến từ Lạng Sơn chế tác, như: lợn quay, xôi màu, cơm lam, bánh sừng bò, bánh phồng, bánh chưng Tày.

Dạo Bờ Hồ ngắm đèn, ngắm pháo hoa

Những con đường khu vực Hồ Gươm chắc chắn sẽ là địa điểm không thể bỏ qua để teen chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ánh sáng và tha hồ chụp ảnh. Năm nay, đồng loạt bốn tuyến đường ở quanh hồ được trang hoàng bởi những chùm đèn đầy màu sắc. Ngoài ra còn có hoa đào, hoa mai, đồng hồ đếm ngược.


Ra Bờ Hồ hoà vào dòng người xem bắn pháo hoa đêm giao thừa đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của Tết người Tràng An.

Năm nào cũng vậy, ra Bờ Hồ hoà vào dòng người xem bắn pháo hoa đêm giao thừa đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của Tết người Hà thành. Đêm giao thừa năm nào cũng vậy, những con đường quanh hồ Gươm luôn chật kín người. Để có được địa điểm ngắm pháo hoa lý tưởng, teen phải chịu khó đi thật sớm. Thậm chí có những người phải đặt chỗ trước ở các nhà hàng ăn uống xung quanh Bờ Hồ.

Vui chơi Tết ở công viên Hồ Tây

Công viên nước Hồ Tây thường sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng ngày Tết


Sự chuẩn bị kỹ càng của công viên Hồ Tây hứa hẹn đem đến cho teen những trò chơi sôi động. 

Chương trình chuẩn bị nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, đậm không khí của Tết như: Múa Lân - Sư - Rồng, ảo thuật, xiếc cùng nhiều trò vui chơi có thưởng khác... Teen còn có cơ hội được khám phá rất nhiều trò chơi hiện đại, cảm giác mạnh tại công viên Hồ Tây như: Rồng thép Thăng Long, tàu điện trên không, đu quay khổng lồ...và hàng chục trò chơi điện tử hiện đại, mới lạ khác.

Các em nhỏ và các bạn trẻ sẽ thực sự thấy hào hứng khi được giao lưu cùng những chú hoạt hình: Vịt Donald, Chuột Mickey, Heo mập, Gấu Pooh, Mèo Sonic... ngộ nghĩnh trong những điệu nhảy Hiphop sôi động.

Công viên Hồ Tây luôn là điểm đến thân thuộc của teen Hà thành trong mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Đến rạp xem phim Tết

Các rạp chiếu phim ở Hà Nội như Megastar Vincom, Platinum Cineplex (BigC The Garden), Trung tâm chiếu phim Quốc gia, rạp Ngọc Khánh, rạp Tháng Tám,...đã chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ teen trong những ngày Tết.


Phim Tết cũng rất đa dạng về thể loại, tha hồ để teen lựa chọn.

Phim Việt trình làng năm nay bao gồm các thể loại phim hài, phim tình cảm, phim kinh dị và cả phim võ hiệp, sự phản ánh và phương thức tư duy của các nhà làm phim đa dạng hơn so với những năm trước, có thêm những chiêu thức mới lạ nhằm cuốn hút khán giả.
Xem chi tiết …

ĐỊA ĐIỂM DU XUÂN

11:36 |
Địa điểm Du Lịch Tết
1. Maldives

Thiên đường cả về cảnh đẹp lẫn thời tiết sẽ là điểm đến số một cho bất kỳ cặp đôi nào muốn tận hưởng tuần trăng mật ngọt ngào nhất. Bãi biển ấm áp, không gian yên bình ở đây cũng là lý do bạn nên đưa người thân hoặc trẻ nhỏ tới đây để tránh xa mùa đông giá rét.


Tháng 1 và tháng 2 hàng năm là mùa khô ở Maldives, nhiệt độ chỉ khoảng 20 độ C cả ban ngày lẫn ban đêm, trời hầu như không có mưa nên bạn có thể tha hồ đi tham quan và tận hưởng kỳ nghỉ một cách trọn vẹn nhất.

2. Cáp Nhĩ Tân - Trung Quốc

Thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang, phía Bắc Trung Quốc đang trong mùa sôi động nhất trong năm với lễ hội băng tuyết độc đáo và rộng lớn. Hàng chục công trình kiến trúc, điêu khắc bằng tuyết và lắp đèn màu rực rỡ được dựng lên ở đây khiến khách du lịch phải trầm trồ, thán phục.


Bên cạnh đó còn có các cuộc thi trượt tuyết, bơi trong giá rét cũng thu hút nhiều anh tài tới dự, đảm bảo cho người xem những màn đối đầu đã mắt. Lễ hội diễn ra từ 5/1 đến 5/2.

3. Lapland - Phần Lan

Vùng đất của ông già Tuyết nằm ở phía Bắc của đất nước Phần Lan luôn thu hút cả chục nghìn lượt người tới thăm quan trong mùa Giáng sinh. Nhưng khi mùa xuân đến cảnh tượng ở đây mới thật sự đẹp với bầu trời cực quang về đêm và gần sáng. Đồng thời những cây thông trang trí vẫn còn được giữ lại đến tận tháng 3 và dịch vụ đi xe chó kéo thì luôn được mở để mọi người thưởng thức cảm giác của người dân vùng Cực bắc.

4. Anh

Ở Vương quốc Anh có rất nhiều khu vườn trồng các loài hoa, cây cảnh tuyệt đẹp và chúng được mở cửa vào mùa xuân hàng năm cho tất cả các du khách quốc tế chiêm ngưỡng. Vào thời gian này trong năm, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên thích thú khi chứng kiến những loài hoa bắt đầu nở, báo hiệu sự chuyển mùa rõ rệt. Một số vườn cây đẹp nhất là: Painswick Rococo, Gloucestershire; nhà vườn Heale, gần Salisbury.

5. Ấn Độ

Với những ai đã từng đọc truyện hoặc xem bộ phim cùng tên "Cuộc đời của Pi" thì Ấn Độ gây ấn tượng bởi các loài thú hoang dã nơi đây. Đặc biệt, vào mùa xuân, bạn có thể được tận mắt chứng kiến loài hổ nổi tiếng ở các khu rừng của Ấn Độ, khi mùa đông qua đi và chúng bắt đầu ra khỏi nơi trú ẩn tìm tới những dòng sông để uống nước và săn mồi.

6. New York

Mùa hạ giá các phòng nghỉ, khách sạn ở New York chính là mùa xuân, khi giá cả chỉ dao động ở mức 120 USD/phòng 3 sao. Các cửa hàng mua sắm của thành phố sôi động nhất nước Mỹ cũng đồng loạt giảm giá để chào đón năm mới và các lễ hội mùa xuân.

7. Nga


Nhà thờ Orthodox vẫn theo lịch Julian cổ xưa nên họ tổ chức Giáng sinh trong vòng 13 ngày, bắt đầu từ 7/1. Nếu bạn muốn tham gia vào lễ hội rực rỡ ánh đèn và tận hưởng không khí lung linh của mùa Noel thì hãy đến ngay đất nước này.

8. Scotland

Lễ hội truyền thống được người dân Scotland tái hiện vào mỗi mùa xuân hàng năm. Hút khách nhất chính là việc được chụp ảnh cạnh những chiến binh mặc giáp, đeo khiêng như trong các bộ phim bom tấn của Hollywood. Năm nay, lễ hội của người Viking này sẽ diễn ra từ 29/1, bao gồm cả các hội chợ thực phẩm thú vị.

9. Núi Alpes

Nếu say mê môn thể thao mạo hiểm trượt tuyết thì dãy núi Alpes chính là địa điểm tuyệt vời nhất cho các tay trượt. Tuyết dày, êm, những sườn dốc thoai thoải, cảnh quan xung quanh phủ một màu trắng tuyệt đẹp sẽ khiến bất kỳ ai ngất ngây khi tới đây.

10. Vienna - Austria

Ngoài những công trình kiến trúc mang lịch sử 300 năm của thành phố cổ kính của nước Austria, bạn hãy đến Vienna để tham gia vào lễ hội Fasching vào tháng 1 và đầu tháng 2 hàng năm, nơi bạn có thể tham gia vào các lớp học nhảy cổ điển miễn phí và nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật khác.
Xem chi tiết …

ĐẦU NĂM ĐI CHÙA CẦU MAY

11:25 |


Đây là dịp để mọi người ước nguyện, tìm về với chốn tâm linh, lễ tạ tổ tiên sau một năm vất vả mưu sinh. Là một gia đình có nhiều đời sống ở Hà Nội, cứ sau bữa cơm chiều tất niên, gia đình cụ Đinh Thị Thuận lại tất bật chuẩn bị lễ đi chùa.

Một nải chuối, một lễ trầu cau, một đĩa xôi cùng bánh chưng, oản và mấy đồng tiền mới là đủ mâm lễ lên chùa ngày xuân. Đến thời khắc giao thừa, cụ Thuận cùng các con cháu bê lễ lên với tất cả tấm lòng thành kính.

Đi chùa Cầu may - Du Lịch Tết
Lễ chùa đầu năm

Cụ Thuận cho biết: "Năm nào gia đình nha tôi cũng lên chùa Phúc Khánh lễ chùa, lễ Phật, cầu mong một năm mới an lành, vạn sự như ý... Tôi 82 tuổi rồi, tôi chỉ mong các cháu khỏe mạnh, an khang thịnh vượng. Tôi có sức khoẻ để dìu dắt con cháu".

Từ lâu, đi chùa đầu xuân đã trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Nó được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở bất cứ nơi đâu của người Việt là nơi đó có cảnh chùa, có Phật đường...

Ni sư Thích Đầm Huyền ở chùa Láng cho biết: "Đầu năm ra chùa lễ Phật trước xong rồi lễ tổ tiên. Mình vào đến chùa là hết những cái suy nghĩ ở thế gian, rất nhẹ nhàng, thanh thoát".

Khói hương nghi ngút, những bức tượng phật với dáng vẻ uy nghi cùng những mâm ngũ quả màu sắc rực rỡ như hòa quyện với nhau tạo nên một chốn linh thiêng huyền ảo, giúp lòng người thanh tịnh. Nơi đây, người đứng người ngồi chắp tay niệm Phật, thành tâm hướng về nguồn cội, tâm linh.

Ông Nguyễn Văn Tú – một doanh nhân ở Hà Nội cho biết xuân năm nào anh cũng đến đình Ứng Thiên ở phường Láng Hạ để thắp hương, cầu khấn: "Năm nào tôi và rất nhiều bạn bè của tôi cũng đi chùa đầu năm. bởi vì lên đến chùa tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn. Tôi thấy việc cúng lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh rất đáng để gìn giữ".


Người Việt tin rằng lễ chùa đầu năm là khởi đầu của mùa xuân, của sự sống. Bởi vậy, đây là dịp để con người ta vãn cảnh chùa, cảm nhận hơi thở của mùa xuân, cũng là khoảnh khắc hiếm hoi để con người tìm được sự thanh thản nơi tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống.

Chị Lê Quỳnh Lan cho biết: "Lên chùa đầu năm cái chính là để lễ Phật, tổ tiên nhưng cũng là dịp để vãn cảnh chùa vì cảnh chùa cũng làm minh cảm thấy tâm hồn hướng thiện hơn. Đây là phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam".


Vạn vật như đang dần thay đổi, biến hóa trong những ngày đầu xuân. Và con người cũng vậy, mỗi người một ý nguyện chân thành, mong muốn bày tỏ tấm lòng thành kính của mình với đức Phật, tổ tiên. Chính vì vậy, có thể nói tục lễ chùa đầu xuân của người Việt không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng mà còn là nét văn hóa tốt đẹp, đáng để lưu truyền./.
Xem chi tiết …

CHỢ HOA XUÂN PHỐ CỔ HÀ NỘI

11:12 |
Du xuân chợ hoa - Du Lịch Tết Hà Nội


Chợ hoa truyền thống Hàng Lược (Hà Nội) khai mạc vào 23 tháng chạp thu hút đông đảo người dân và du khách nước ngoài tham quan, mua sắm.

Chợ hoa Hàng Lược được mở vào mỗi dịp 23 tháng chạp hàng năm và kéo dài đến chiều 30 Tết.


Những ngày đầu chợ vẫn còn vắng vẻ, người bán hàng phải ngồi ngóng đợi khách.


Chợ thu hút chủ yếu các chị em đi mua sắm.

Những giỏ hoa đẹp rực rỡ bắt mắt được bày bán.

Mai vàng từ miền Nam được mang ra bán, tuy nhiên không có nhiều người quan tâm.


Người bán đào cho biết, giá hoa nói chung năm nay rẻ hơn so với năm trước.


Hai vợ chồng Việt kiều, anh Tony Nguyễn và chị Julie Nguyễn vừa từ Los Angeles (Mỹ) về đến Hà Nội chiều hôm trước, hôm sau đi dạo chợ hoa Hàng Lược ngay để thưởng thức không khí Tết ở quê nhà.


Chị Diễm Châu (trái) ở phố Bà Triệu đến nhà chị Bích Liên ở phố Hàng Lược để nhờ bạn dẫn dắt đi mua hoa về trưng bày dịp Tết.




Còn cô bé người Australia Lili mua đồ trang trí hình con rắn về nhà treo. Mẹ của bé (áo trắng) cho biết, gia đình em sống và làm việc tại Việt Nam đã vài năm và quen với phong tục ăn Tết của người châu Á.
Xem chi tiết …

THỊT BA CHỈ NGÂM GIẤM ĐÓN TẾT SUM VẦY

09:56 |
Nếu bạn vẫn phân vân về một món lạ miệng đãi khách dịp Tết thì thịt ba chỉ ngâm giấm có thể là một gợi ý hay.
Ẩm thực Tết - Du Lịch Tết

Phần bì dai, ăn không ngấy vì có vị chua thanh từ giấm, đậm đà từ nước mắm và thoang thoảng mùi thơm của gừng, tai hồi, chắc hẳn không làm bạn thất vọng.

Nguyên liệu:

- 500g thịt ba chỉ
- Muối, giấm, đường, nước mắm
- Ớt quả, tỏi
- 1 củ gừng nhỏ
- Vài nhánh tai hồi, một ít hạt ngò.

Cách làm:


Bước 1:

- Gừng để nguyên vỏ, thái nhỏ.

- Nướng gừng, tai hồi, hạt ngò đến khi xém vàng cho thơm.


Bước 2:

- Cho gừng, tai hồi, hạt ngò vào túi giấy không thấm nước hay dụng cụ để nấu phở. Dùng sợi chỉ buộc miệng túi lại.


Bước 3:

- Thịt ba chỉ rửa sạch, xát muối vào miếng thịt, để khoảng 15 phút sau đó rửa lại cho thật sạch.


Bước 4:

- Cho miếng thịt vào nồi nước, đun sôi, luộc sơ khoảng 3 phút để phần bì săn lại.


Bước 5:

- Dùng sợi chỉ thô (loại dùng trong nhà bếp), cuộn tròn miếng thịt lại, buộc cho thật chắc.


Bước 6:

- Cho miếng thịt vào nồi, thêm túi gừng vào nồi, nêm một thìa nhỏ muối vào, đun sôi khoảng 20-25 phút tùy theo miếng thịt nhỏ hay to, tắt bếp, đậy kín nắp để thịt tiếp tục chín.


Bước 7:

- Hòa tan nước lọc và đường, đun sôi để đường tan, đến khi nguội thì cho giấm và nước mắm vào. Nêm gia vị chua chua và mặn mặn, pha theo tỷ lệ 1 phần nước : 1 phần đường :2 phần giấm và 1 phần nước mắm. Bạn có thể điều chỉnh liều lượng giấm tùy theo sở thích.


Bước 8:

- Phần thịt sau khi nguội, bạn vớt ra cho vào lọ thủy tinh sạch và cho phần nước giấm đã pha vào, thêm ớt quả và một ít tỏi bóc vỏ. Để nơi thoáng mát khoảng 3-4 ngày là có thể dùng được.

Bước 9:

- Thịt sau khi thấm, bạn dùng kéo cắt phần chỉ, dùng dao thái từng lát mỏng vừa ăn, dùng kèm với rau sống, bún và cuốn bánh tráng, hoặc ăn với cơm.

Cún Khang
Xem chi tiết …

NHÔN NHỊP MUA SẮM TẾT

09:35 |
Hai ngày cuối tuần cận Tết, các siêu thị tại TPHCM đón lượng khách mua sắm tăng vọt. Tại các chợ, sức mua vẫn còn chậm

Ngày chủ nhật, 3-2 (tức 23 tháng chạp), mới hơn 9 giờ nhưng Co.opmart Lý Thường Kiệt (quận 10-TPHCM) đã đông cứng người. Tại lối đi giữa các kệ, khách phải lách qua nhau để chọn hàng, nhất là tại các khu vực bán bánh mứt, nước giải khát, thực phẩm đông lạnh và quần áo thời trang. Tại BigC Tô Hiến Thành (quận 10 - TPHCM), tình trạng cũng tương tự.

Ken chân vào siêu thị

Tại khu vực bán hàng tự chọn của BigC Tô Hiến Thành, khách hàng chen nhau từng bước chân. Do lượng người quá đông, loa phát thanh của siêu thị liên tục phát thông báo nhắc nhở khách hàng cẩn thận giữ gìn tư trang, đồ đạc vì ngại các đối tượng móc túi trà trộn. Nhiều người dùng xe đẩy hoặc giỏ kéo khó lách qua đám đông nên bỏ, chuyển qua dùng giỏ xách. Các loại thực phẩm dùng hằng ngày, bánh mứt, nước ngọt, bia, hàng đông lạnh… được mua nhiều nhất. Tại các quầy tính tiền, khách rồng rắn xếp hàng chờ đến lượt mình.

Mua sắm Tết - Du Lịch Tết

Chị Diễm Phúc, nhà ở huyện Bình Chánh - TPHCM, cho biết rút kinh nghiệm những năm trước siêu thị luôn đông trong những ngày giáp Tết, năm nay, chị đến BigC từ hơn 8 giờ. Vậy mà mua xong, chị vẫn phải xếp hàng gần 1 giờ mới được tính tiền.

Tại các siêu thị Citimart, Maximark, lượng khách mua sắm cũng tăng đột biến so với tuần trước, nhất là vào buổi trưa và chiều tối.

Không chỉ đông đúc trong ngày cuối tuần mà từ chiều tối thứ sáu (1-2), người tiêu dùng TPHCM đã đổ về các siêu thị sắm Tết. Doanh thu của một số siêu thị lớn trên địa bàn TPHCM trong 3 ngày qua đã tăng 50% - 70% so với trước đó, riêng hệ thống Co.opmart tăng đến trên 80%.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết theo thông lệ, khi thị trường khó khăn thì khách hàng sẽ mua sắm trễ. Năm nay cũng vậy. Từ cuối tuần trước, sức mua tại các siêu thị mới tăng mạnh. Bà Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc Maximark Cộng Hòa, cũng cho biết từ cuối tuần trước, khách hàng bắt đầu tập trung mua hàng tiêu dùng Tết, trước đó thì chủ yếu mua để biếu, tặng. Dù giá trị hóa đơn không giảm nhưng để ý kỹ, giỏ hàng của khách chủ yếu là những thứ cần dùng trong ngày Tết.

“Giá trị đơn hàng không giảm cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng giảm mua sắm bởi so với Tết Nhâm Thìn 2012, hầu hết các mặt hàng đều đã tăng giá ít nhất 5% - 10%”- lãnh đạo một siêu thị nhận xét.

Hàng chợ chờ khách

Trái ngược với không khí sôi động ở các siêu thị, sức mua tại các chợ vẫn chưa khá hơn ngày thường là mấy. Ngay sáng chủ nhật, khách đi chợ chủ yếu mua hoa tươi, trái cây và đồ cúng ông Táo, các khu vực khác vẫn hoạt động như ngày thường.

Khảo sát tại các chợ “nhà giàu” ở TPHCM như Bến Thành (quận 1), An Đông (quận 5), Bình Tây (quận 6)…, chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng mua bán không mấy xôm tụ. Bánh mứt, đặc sản Tết bày la liệt nhưng người bán đông hơn người mua. Dù vậy, giá các loại đặc sản như tôm khô, khô mực, khô bò… vẫn tăng khoảng 10% so với tháng trước. Tại chợ An Đông, giá tôm khô loại 1 đã lên đến 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg, khô mực loại 1 giá 650.000 - 800.000 đồng/kg…

Theo các tiểu thương, chợ ngày càng ế vì không thể cạnh tranh được với các siêu thị. Bản thân tiểu thương sau khi tan chợ cũng đi siêu thị mua sắm Tết vì hàng bán ở siêu thị có bao gói, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và quan trọng hơn là năm nay, hàng Tết bán tại siêu thị khuyến mãi nhiều. Tính ra, giá nhiều mặt hàng tại siêu thị rẻ hơn ở chợ; người mua còn được nhiều quyền lợi kèm theo như các chương trình chăm sóc khách hàng, tặng quà cuối năm…
Xem chi tiết …